Đại Nội Huế là một địa điểm du lịch nổi tiếng nhất mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm xứ Huế. Đại Nội Huế là trung tâm hành chính trước đây triều đại nhà Nguyễn được tạo thành từ một khu phức hợp rộng lớn với những công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính.
Tham quan Đại Nội Huế bạn có thể chiêm ngưỡng những con hào, các công trình được chạm khắc tinh xảo, những gian hàng của hoàng gia và hàng loạt các bảo tàng hấp dẫn trong khuôn viên.
Đại Nội Huế ( trong tiếng anh imperial city, Huế) còn được gọi là Hoàng Thành Huế tọa lạc ở bên bờ dòng sông Hương thơ mộng, thuộc phường Phú Hậu, thành phố Huế.
Công trình này là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.
Đây là một công trình kiến trúc cổ độc đáo có quy mô độ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam. Đại Nội Huế được xây dựng năm 1804 nhưng phải mãi tới 30 năm sau (1833 – đời vua Minh Mạng) mới hoàn thành toàn bộ với khoảng 147 công trình lớn nhỏ.
Đến tham quan Đại Nội Huế bạn sẽ được khám phá, ngắm nhìn hàng trăm công trình đền đài, cung điện nguy nga,… được xây dựng, chạm khắc tinh
Đến Đại Nội như thế nào?
Đại Nội Huế tọa lạc trong Kinh thành Huế, trung tâm thành phố Huế. Di chuyển đến Đại nội có rất nhiều phương tiện như xích lô, xe đạp, xe máy, taxi hay thuyền rồng. Từ bờ nam sông Hương, đi qua cầu Tràng Tiền, cầu Phú Xuân hoặc cầu Bạch Hổ, bạn có thể di chuyển vào nội thành Huế qua hướng đường cửa Quảng Đức.
Nên Đại Nội vào mùa nào?
Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế là vào khoảng tháng 1 đến tháng 2, đây là thời gian thích hợp nhất để tham quan các điểm di tích lịch sử, Đại Nội cũng như là các lăng tẩm của vua triều Nguyễn. Và vào tháng tư hoặc tháng sáu các năm chẵn, sẽ có lễ hội Festival Huế diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống cung đình Huế.
Khám phá Đại Nội mất bao lâu?
Khu vực Hoàng thành Đại Nội rất rộng, vì vậy, để tham quan hết các khu vực bạn cần đến nửa ngày hoặc một ngày để khám phá các công trình các cung điện, hoàng cung Đại Nội.
Một số thông tin về giờ mở cửa, vé tham quan Đại Nội Huế
Sau đây là một số thông tin về Đại Nội Huế dành cho các bạn, hãy lưu lại vì biết đâu bạn sẽ cần dùng đến đó.
Đại Nội mở cửa đón khách khi nào?
Để chuyến đi của mình thuận tiện thì mọi người nên tìm hiểu và nắm rõ một số thông tin về thời gian mở/đóng cửa, thời gian bán vé của Đại Nội Huế. Cụ thể:
Đại Nội mở cửa đón khách khi nào
- Thời gian bán vé từ 7h00-17h30 mỗi ngày
- Thời gian đóng, mở cổng vào Đại Nội Huế từ 7h00-18h00 hằng ngày
Bảng giá vé tham quan Đại Nội và các địa điểm nổi tiếng
Các điểm tham quan tại Huế Đối với Đại Nội Huế và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
- Giá vé người lớn: 200k
- Giá vé trẻ em: 40k
Đối với các khu di tích gồm Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định
- Giá vé người lớn: 150k
- Giá vé trẻ em: 30k
Đối với các khu di tích như lăng vua Gia Long, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh, Điện Hòn Chén, Cung An Định, Đàn Nam Giao
- Đối với người lớn: 50k
- Đối với trẻ em: Miễn Phí
Các tuyến tham quan tại Huế Tuyến 3 điểm gồm: Đại Nội – Lăng Minh Mạng – Lăng Khải Định
- Đối với người lớn: 420k
- Đối với trẻ em: 80k
Tuyến 4 điểm gồm: Đại Nội – Lăng Minh Mạng – Lăng Tự Đức – Lăng Khải Định
- Đối với người lớn: 530k
- Đối với trẻ em: 100k
Tuyến gộp tất cả các điểm tham quan
- Đối với người lớn: 580k
- Đối với trẻ em: 110k
Note:
- Trẻ dưới 7 tuổi: Được miễn phí giá vé
- Trẻ từ 7-12 tuổi hoặc có chiều cao từ 0.8-1.3m: Tính theo giá trẻ em
- Trẻ trên 1.3m: Tính như người lớn
- Đối với các vé gộp 3 điểm hoặc 4 điểm: Thời gian sử dụng tối đa từ 2 ngày kể từ ngày mua vé
- Đối với loại vé gộp tất cả các di tích: Thời gian sử dụng tối đa là 3 ngày kể từ ngày mua vé.
Một số lưu ý khi tham quan Đại nội
- Nên tránh đi tham quan vào mùa hè, vì đi bộ trong Đại nội rất nắng và mệt, thời tiết đẹp nhất là vào khoảng tháng 1-2.
- Nên đi vào buổi sáng cho mát mẻ và chụp ảnh đẹp hơn.
- Nếu không có HDV thì nhớ lưu ảnh bản đồ tham quan kẻo bị lạc.
- Vé tham quan Đại nội đã bao gồm vé Bảo tàng cổ vật, tuy nhiên nếu không nhắc thì nhiều khi nhân viên bán vé “quên” luôn không đưa, vậy nên nhớ hỏi.
- Chỉ nhận tiền mặt, không quẹt thẻ hoặc banking.
- Có combo vé cho các điểm di tích (Đại Nội, Lăng vua Khải Định, Lăng vua Minh Mạng, Lăng vua Tự Đức,…), nếu xác định đi nhiều thì mua combo luôn cho rẻ.
- Tuy rằng giá vé có hơi đắt (so với mặt bằng chung các điểm du lịch), nhưng Đại nội vẫn là nơi rất rất đáng đi, hãy nghĩ chúng ta mua vé là góp một phần bảo tồn, trùng tu các di tích nhé. Nhưng vào các dịp lễ như 2/9, 8/3, 30/4-1/5, … và Tết, Đại nội thường miễn phí vé vào cửa đó. Các bạn nhớ tìm hiểu trước khi đi nhé.
Tham quan Đại Nội Huế cho du khách những trải nghiệm gì đặc sắc?
Đến với Đại Nội Huế, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm những khoảnh khắc du lịch cực kỳ đặc sắc và thú vị.
Chiêm ngưỡng hết các công trình đồ sộ, kiến trúc nguy nga của Đại Nội Huế
Đây là một trong những công trình đồ sộ, kiến trúc nguy nga được nhiều du khách biết đến. Nơi đây luôn nhận được đánh giá rất cao về mặt kiến trúc, văn hóa lịch sử. Khi đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những công trình xây dựng độc đáo, bố trí hài hòa với những nét đẹp thẩm mỹ cổ kính.
Khi đến đây, du khách sẽ được tham quan hơn 100 công tình kiến trúc đồ sộ, nguy nga. Như Ngọ Môn, Tử Cấm Thành, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ. Du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử oai hùng của dân tộc ta sau bao năm thăng trầm.
Đắm chìm trong không khí lễ hội Festival Huế hằng năm
Nếu du khách đến Huế vào đúng mùa lễ hội sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh đầy mới mẻ tại Đại Nội Huế. Lễ hội Festival Huế được tổ chức hàng năm vào tháng 4 hoặc tháng 6 đã qua biết bao thế hệ. Không khí sôi động và náo nhiệt, hoài niệm với nhiều màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Thu hút người dân bản địa cũng như đông đảo khách du lịch.
Tham gia vào Đêm Hoàng Cung diễn ra vào thứ 7 hàng tuần
Đêm Hoàng Cung diễn ra vào tối thứ 7 hàng tuần, đây là một sự kiện vô cùng hấp dẫn. Đêm Hoàng Cung cũng là một trong số các chương trình của Festival Huế. Khi tham gia chương trình này bạn sẽ được ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của Đại Nội về đêm.
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hay các nghi thức trong cung đình xưa đều được tái hiện một cách rất chân thực và hấp dẫn. Đêm Hoàng cung có đầy đủ từ hiệu ứng âm thanh, ánh sáng. Nhằm mang đến cho khán giả những màn trình diễn xuất sắc và ấn tượng nhất.
Đến tham quan Đại Nội Huế ăn gì ngon nhất?
Sau khi tham quan Đại Nội Huế thì du khách nên bắt đầu hành trình khám phá văn hóa ẩm thực của vùng đất thơ mộng, trữ tình này. Từ lâu, Huế đã nổi tiếng với những món ăn cung đình. Nhưng cho đến nay thì các món ăn dân dã cũng không hề kém cạnh. Đến với xứ Huế thì du khách không nên bỏ qua món bún bò nhé. Đây là một món ăn truyền thống và rất nổi tiếng của nơi đây.
Ngoài ra, du khách cũng nên thử một số món như bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm,… thật sự rất là ngon luôn. Đặc biệt, món ăn được nhiều du khách thưởng thức không thể không kể đến là cơm hến, bún hến. Đây là một món ăn dân dã nhưng lại có hương vị rất lạ và rất ngon. Để ăn được chuẩn vị và ngon nhất món này bạn có thể ghé đến khu Cồn Hến nhé.
Các di tích bên trong Hoàng Thành ở Đại Nội Huế
Sau đây là một số di tích bên trong Hoàng Thành mà bạn nên chiêm ngưỡng, tham quan nếu có dịp:
CỔNG NGỌ MÔN
Cổng Ngọ Môn là cổng chính nằm ở phía nam của Hoàng Thành. Ngọ Môn gồm hai thành phần chính: Đài – Cổng và Lầu Ngũ Phụng. Ngọ Môn nhìn về phía nam kinh thành và trông ra dòng sông Hương thơ mộng. Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, chửa chính ở giữa là dành cho vua đi, hai cửa bên là dành cho các quan văn, quan võ. Còn đối với hai cửa ngoài cùng là dành cho binh lính và ngựa. Phía trên cổng là Ngũ Phụng Lầu, là nơi để tổ chức các lễ lớn trong triều đình.
Khi đến tham quan cổng Ngọ Môn, nhiều du khách rất ấn tượng. Bởi kiến trúc độc đáo cũng như luôn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho họ. Đây là một kiệt tác, một kiến trúc đỉnh cao của Kinh Thành Huế. Đã lưu lại những dấu mốc vàng son của vương triều phong kiến.
ĐIỆN THÁI HÒA
Điện Thái Hòa được sử dụng cho các buổi Triều Nghi như lễ Đăng Quang, sinh nhật Vua, đón tiếp Sứ Thần và các buổi Đại Triều tổ chức 2 lần hàng tháng. Điện Thái Hòa được xem là trung tâm quyền lực của Việt Nam thời phong kiến bấy giờ. Điện Thái Hòa được xây trên nền cao 1 mét, diện tích 1360 m², nguy nga bề thế trông ra một sân rộng. Cung điện được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp.
Điện được trang trí hình rồng vờn mây – một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện. Phía bên trong của điện Thái Hòa là nơi đặt ngai vàng của nhà vua, ở vị trí ba tầng kệ gỗ. Nơi đây, các vật dụng trang trí đều được dát vàng nên luôn tạo ra được một không gian sang trọng và bắt mắt.
Các di tích bên trong Tử Cấm Thành ở Đại Nội Huế
Bên trong Tử Cấm Thành có nhiều di tích mà bạn không nên bỏ qua. Sau đây là một số di tích dành cho bạn tham khảo:
ĐẠI CUNG MÔN
Đại cung môn là cửa chính ở mặt nam của Tử Cấm Thành. Năm 1833, vua Minh Mạng cho đời điện Thái Hòa nhích về phía nam như vị trí hiện tại. Còn chỗ cũ thì xây đại cung môn để khép kín mặt nam của tử cấm thành.
Đại Cung Môn được làm cực kỳ tinh xảo, mặc trước sơn son thếp vàng lộng lẫy. Mặt sau của Đại Cung Môn có 2 cánh hành lang kết nối với nhà Tả Vu và Hữu Vu. Ngày này, công trình này đã bị phá hủy bởi chiến tranh và đang được Trung tâm bảo tồn Di Tích Huế nghiên cứu chuẩn bị phục dựng.
TẢ VU VÀ HỮU VU
Tả Vu và Hữu Vu là hai tòa nhà ngay đối diện điện Cần Chánh, xây dựng đầu thế kỷ 19. Tòa nhà Tả Vu được xây dựng cho các quan văn, Hữu Vu là nơi dành cho các quan võ trong triều.
Hai tòa nhà này là nơi để chuẩn bị cho các nghi thức trước buổi thiết triều, tổ chức các cuộc thi Đình hay yến tiệc. Hai tòa nhà này sau bao thăng trầm vẫn còn sót lại. Ngày nay Tả Vụ được dùng để trưng bày hiện vật, Hữu Vu trở thành nơi dành cho du khách tham quan, chụp hình.
ĐIỆN CẦN CHÁNH
Điện Cần Chánh là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn. Điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần.
Điện có kết cấu toàn bộ làm bằng gỗ lim và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành. Bộ khung ở nên trên đều được chạm khắc rất tinh xảo và công phu. Nơi đây trưng bày rất nhiều các đồ vật quý hiếm, được xem như bảo vật quốc gia như đồ sứ Trung, các hòm bằng vàng và ngọc.
THÁI BÌNH LÂU
Thái Bình Lâu nằm ở bên trong Tử Cấm Thành của khu Đại Nội Huế, được xây dựng từ năm 1919 đến năm 1921. Nơi đây được nhà vua dùng để nghỉ ngơi lúc rảnh rỗi, đọc sách, viết văn hay làm thơ thư giãn.
Thái Bình Lâu là một công trình kép, bao gồm các công trình nhỏ như tiền sảnh, chính doanh, hậu doanh nối liền với nhau. Nơi đây nổi bật với kiến trúc của khu vực chính doanh được lợp bằng ngói âm dương, kết hợp tráng men vàng nhìn cực kỳ lộng lẫy.
CUNG DIÊN THỌ
Trong số nhiều cung điện trong Đại Nội, Cung Diên Thọ được xem là một hệ thống kiến trúc cung điện mang tầm cỡ quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Nơi đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu những người phụ nữ quyền lực ở bên cạnh vua.
Sở hữu diện tích lên đến 17.500 m2nên cung Diên Thọ là sự kết nối giữa các công trình nhỏ như điện Thọ Ninh, Diên Thọ Chính điện, lầu Tịnh Minh,… Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ năm 1945, chỉ có mỗi khu vực cung Diên Thọ vẫn còn giữ nguyên vẹn.
Trên đây là thông tin giá vé tham quan Đại Nội Huế cũng như kinh nghiệm du lịch tham quan Đại Nội Huế mà Rong Ba Travel đã tổng hợp lại giúp bạn , chúc bạn có một chuyến du lịch thật vui vẻ nhé!