Blog

Thành nhà hồ

Thành nhà Hồ là di tích lịch sử được xây dưới triều Trần. Đây là một trong những tòa thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại trên thế giới và cũng là điểm du lịch rất được yêu thích tại Thanh Hoá.

Trên bản đồ du lịch Thanh Hóa, bạn sẽ không thể bỏ qua điểm đến thành nhà Hồ, một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của xứ Thanh, có giá trị rất cao về mặt văn hoá, kiến trúc. Bỏ túi ngay cuốn cẩm nang chi tiết về điểm du lịch thành nhà Hồ dưới đây nhé!

1. Giới thiệu thành nhà Hồ?

Nhắc đến vùng đất Thanh Hóa, người ta nhớ ngay đến cái nôi của những vị anh hùng dân tộc, những câu chuyện lịch sử hùng tráng với những chiến tích vẻ vang. Trước biến cố thăng trầm của lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đến ngày nay nhiều di tích vẫn còn sừng sững với thời gian. Nổi bật trong số đó là thành nhà Hồ với những nét đẹp cổ kính, rêu phong, là chứng tích cho một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam.

1.1. Thành nhà Hồ ở đâu?

Thành nhà Hồ ở tỉnh nào? Thành nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, nằm cách trung tâm thành phố 45km, cách Hà Nội 140km. Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc từng là kinh đô của nước Việt Nam và hiện tại trở thành cảnh đẹp Thanh Hoá, được nhiều du khách ghé thăm. 

1.2. Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận vào năm nào?

Sau 10 năm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (2011-2021), Thành nhà Hồ đã bảo tồn, phát huy giá trị vốn có, thực hiện nhiều cuộc khai quật và đã tìm thấy nhiều cứ liệu quý, góp phần rất lớn cho việc trùng tu, tôn tạo tòa thành đá “độc nhất vô nhị” này.

Di tích thành nhà Hồ đã được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng của dân tộc vào năm 1962. 

Tiếp theo đó là 11 năm đệ trình hồ sơ lên Uỷ ban Di sản Thế giới, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận thành nhà Hồ di sản văn hoá thế giới sau khi thông qua hai tiêu chí: 

  • Thể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua một thời kỳ lịch sử của quốc gia hay khu vực trên thế giới. Có những đóng góp quý báu về kiến trúc, công nghệ, điêu khắc, và quy hoạch thành phố.
  • Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc Thanh Hoá là công trình cổ xưa, khắc hoạ được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.

2. Tìm hiểu lịch sử thành nhà Hồ?

Thành nhà Hồ xây dựng năm nào? Thành nhà Hồ khi ấy có tên là thành Tây Đô, được vua Trần Nhân Tông giao cho quyền thần Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397. Hồ Quý Ly cũng chính là người lập ra triều đại nhà Hồ vào năm 1400. Tòa thành xây dựng sau khi Hồ Quý Ly di chuyển kinh đô từ kinh thành Thăng Long vào Thanh Hóa

Thành nhà Hồ bắt đầu khởi công vào mùa xuân năm Đinh Sửu. Mục đích của việc xây thành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, nhằm lật đổ triều Trần. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới.

3. Kiến trúc thành nhà Hồ – công trình thành lũy có 1-0-2

Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng, sau đó được tiếp tục hoàn thiện cho đến năm 1402. Nơi này có địa thế khá hiểm trở với núi non dựng đứng, sông nước bao quanh, vừa có ý nghĩa chiến lược trong phòng thủ quân sự, vừa phát huy được ưu thế giao thông đường thuỷ.

 Các thành tạo Trias hạ (khoảng 225 triệu năm cách ngày nay): gồm cát kết, cát kết tuf, tufit màu xám nâu đỏ xen ít lớp mỏng cát kết, tuf chứa cuội và thấu kính cuội kết, trong cát kết có chứa các hoá thạch động vật thân mềm Entolium, Gervillia. Tiêu biểu cho thành tạo này là các núi: Kỳ Ngãi, phía trái đầu Bắc cầu Kiểu (xã Vĩnh Ninh); núi Đốn Sơn (xã Vĩnh Thành) phía Nam; núi Thổ Tượng (xã Vĩnh Long) phía Bắc; núi Thọ Đồn (xã Vĩnh Yên) phía Tây và núi Bèo (còn gọi là núi Hắc khuyển, xã Vĩnh Long) phía Đông Thành Nhà Hồ.

Các thành tạo Trias trung (khoảng 200 triệu năm cách ngày nay): Gồm đá vôi màu xám, xám xanh, xám tối, phân lớp rõ ràng, các lớp thường mỏng, phần lớn nằm ngang. Đôi chỗ có sét vôi và cát kết vôi màu xám vàng hoặc vàng phớt nâu. Bề dày không quá 200m. Trong đá vôi chứa các hoá thạch động vật thân mềm Entolium, Velopecten, Hoernesia, đáng chú ý là Pseudomonotis, Lima, và một số tay cuộn (Brachiopoda). Đá vôi hiện phân bố chủ yếu ở 3 khu vực trong vùng đệm là: Phía nam Thành Nhà Hồ gồm các núi Xuân Đài, Trác Phong nơi có Chùa Thông và núi Tiến Sĩ (xã Vĩnh Ninh); khu vực phía Tây là núi An Tôn, nơi có hang Nàng (xã Vĩnh Yên) và khu vực phía Bắc là núi Eo Lê (xã Vĩnh Quang).

Các thành tạo Đệ Tứ (khoảng 12.000-3000 năm cách ngày nay): Gồm các trầm tích biển tiến (sét, sét – bột và cát pha sét chứa hoá thạch Corbula, Turitella, Streblus, Elphidium, Gramostocum là những dạng động vật biển nông và nước lợ) tạo nên bề mặt đồng bằng các xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang  ngày nay

3.1. Thành nội

Thành nội có hình chữ nhật dài 870,5m theo chiều Bắc – Nam và 883,5m chiều Đông – Tây. Bốn cổng thành Nam – Bắc – Tây – Đông gọi là tiền – hậu – tả – hữu. Các cổng của thành nội đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi, các phiến đá được xây dựng đặc biệt lớn. Thành nhà Hồ có trình độ kỹ thuật xây vòm đá rất cao. Các phiến đá nặng hàng chục tấn được ráp với nhau một cách tự nhiên, không chất kết dính mà vẫn còn tồn tại sau 600 năm. 

3.2. Hào thành

Hào thành rộng khoảng hơn 90m với phần đáy rộng 52m, sâu hơn 6.5m. Để giữ độ chắc chắn cho Hào thành, người xưa đã dùng đá hộc, đá dăm lót ở phía dưới. 

3.3. La thành

Phía trước Hào thành là La thành. La thành hiện tại là tòa thành đất cao 6m, bề mặt rộng 9.2m, mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải, mỗi bậc cao 1.5m, một số vị trí có lát thêm sỏi để gia cố. Toàn bộ La thành xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên, tạo nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có chức năng bảo vệ tòa thành và phòng chống lũ lụt.

Tòa thành là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới và được đánh giá là một trong những công trình phòng thủ bậc nhất ở Đông Nam Á.

3.4. Đàn tế Nam giao

Đàn tế Nam giao được xây dựng ở phía Nam thành nhà Hồ, phía bên trong của La thành với diện tích là 35.000m2. Đàn tế được chia làm nhiều tầng, trong đó tầng đàn trung tâm cao 21.7m. Chân đàn cao khoảng 10.5m. Phần đàn tế trung tâm bao gồm ba vòng tường bao bọc lẫn nhau. 

Thành nhà Hồ ngày nay trở thành một địa điểm check-in Thanh Hoá rất đẹp mà nhiều du khách ưa thích. 

Về cơ bản, vùng đệm khu di sản Thành Nhà Hồ nằm giữa hai con sông Mã phía Tây và sông Bưởi phía Đông hợp lưu với nhau ở phía Nam thuộc khu vực xã Vĩnh Khang. Ngoại trừ vùng giáp ranh phía Bắc của khu di sản là vùng bán sơn địa tiếp giáp các huyện miền núi Cẩm Thủy, Thạch Thành nên địa hình tương đối cao, phần còn lại của khu vực đệm là vùng đồng bằng thuộc lưu vực nằm kẹp giữa hai con sông.

Nhìn trên không ảnh và bản đồ, thấy rõ người xưa đã chọn đặt tòa thành trong (Inner citadel) vào trung tâm của vùng đồng bằng thung lũng. Hai con sông bao bọc gần như ba mặt phía trước của tòa thành như hai giải lụa uốn quanh và chính là các yếu tố nước trong thuyết phong thủy của một kinh thành Phương Đông cổ đại.

Sông Mã, con sông lớn của tỉnh Thanh Hóa, đi qua miền núi cao Bá Thước, Cẩm Thủy với độ dốc cao, lòng sông hẹp tạo ra dòng chảy xiết một chiều nhưng khi xuống đến vùng đất Vĩnh Lộc thì lòng sông rộng mở với nhiều khúc uốn, thủy triều lên xuống. Chính đặc điểm trên tạo cho sông Mã ở phía Tây nam khu di sản có nhiều cảnh quan “sơn thủy” ngoạn mục với các dấu xưa sinh tồn lâu đời như: Bến sông, bãi dâu, làng cổ…

Sông Bưởi ở phía Đông, một chi lưu của hệ thống sông Mã được hình thành trên nền phù sa cổ có địa hình cao hơn so với phía Tây của sông Mã. Các di chỉ khảo cổ ven sông Bưởi như di chỉ Phà Công (Vĩnh Phúc), Đồi Trác (Vĩnh Long) cho biết, ngay từ thời đại Kim khí khu vực này đã hình thành các làng Việt cổ.

Đáng lưu ý trong địa hình khu vực đệm là các ngọn núi, vừa là những thắng cảnh ngoạn mục, vừa là những yếu tố thiêng trong thuyết phong thủy khi người xưa lựa chọn xây dựng kinh đô.

Khu núi Cẩm Viên với dãy Xuân Đài, Trác Phong và khu núi Thọ Vực với núi Tiến Sĩ là yếu tố tạo cảnh quan ngoạn mục của kiểu núi đá vôi sót nhô trên cánh đồng biển tiến, ít thấy trên đất nước ta. Màu xám xanh của đá vôi phân lớp nằm ngang kiểu “chồng mâm” nổi lên trên nền đất nâu đỏ của ruộng mới cày, trên nền xanh mướt của lúa khoai ngô đang thì con gái hay trên nền vàng rực của lúa ngô vào mùa thu hoạch đều có giá trị biểu cảm cao.

Khu chùa Du Anh có thể coi như điểm trung tâm của cảnh quan thiên nhiên phía Nam. Đứng ở cửa động Hồ Công trên dãy Xuân Đài nhìn về phía Tây và phía Bắc là một vùng trời đất mênh mông, một “vịnh Hạ Long” cạn thu nhỏ, trong đó những núi đá vôi như những chồng mâm với bề mặt được thiên nhiên khắc hoạ những dáng hình kỳ thú. Từ đây cũng có thể ngắm dòng sông Mã uốn lượn giữa đồng bằng, bên kia sông là Đan Nê và đền Đồng Cổ.

Khu Thọ Vực với núi Tiến Sĩ rất ấn tượng. Từ đây theo mạch núi về phía sông Mã, mỗi điểm quan sát lại có thể cảm nhận một dáng vẻ khác nhau của các núi: Núi Trông Chồng, núi Chùa Thăng, núi Phật Bà, núi Nhà Rồng v.v… Các hồ giữa núi đá vôi cũng là một lợi thế về địa hình để tạo dựng các điểm nhấn trong thiết kế tuyến du lịch. Bờ sông Mã phía sau làng Long Vân là điểm quan sát lý thú phong cảnh khu núi đá vôi Thọ Vực và khu đền Đồng Cổ, Đan Nê bên kia sông Mã.

Các núi Đốn Sơn và Thổ Tượng nằm theo trục Tây Bắc – Đông Nam của tòa thành trong (inner citadel) theo quan niệm phong thủy Trung Hoa cổ đại lại được coi là tiền án và hậu chẩm của tòa thành. Đứng quan sát từ đỉnh hai ngọn núi này có thể thu gọn tòa thành trong tầm nhìn, sông núi, đồng ruộng như được nhà kiến trúc sư khổng lồ sắp đặt hết sức hài hòa.

Nói tóm lại, khu vực đệm di sản là một vùng cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, được con người thích nghi và sử dụng một cách hài hòa tạo nên những giá trị văn hóa, sinh thái bền vững. Khu vực này cần được quy hoạch bảo vệ, bảo tồn các giá trị di sản thiên nhiên hiếm có

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775