Blog

Phủ dầy

Giới thiệu di tich phủ dầy

Cách thành phố Nam Định 17 km về phía Tây- Nam là vùng núi non đột khởi giữa đồng bằng, cảnh quan kỳ thú hấp dẫn. Khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Giầy (hay còn được ghi là Phủ Dầy) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt tại tỉnh Nam Định. Phủ Giầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của bà chúa Liễu Hạnh- vị thánh bất tử của Việt Nam. 

Phủ dầy là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt trải rộng trên địa bàn xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10, quốc lộ 37B và quốc lộ 38B từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình.

Phủ dầy có ý nghĩa là “đền lớn ở làng Kẻ Dầy”.

Năm 1557 triều vua Lê Anh Tông, làng Kẻ Dầy mới lấy tên chữ là xã An Thái, chia làm bốn thôn: Vân Cát, Vân Đình, Vân Cầu, Nham Miếu. Vì hai quan tiến sĩ Trần Ngọc Kỳ và Trần Bích Hoành cùng xã An Thái bất bình với nhau về chức Tiên chỉ, không ai nhường ai nên dân sở tại xin chia xã An Thái làm hai xã nhỏ: một xã lấy tên là Tiên Hương và một xã là Vân Cát, cách nhau 2 km. Mỗi nơi có phủ thờ Liễu Hạnh riêng.

Năm 1861 (Tự Đức thứ 12) xã An Thái mới chính thức đổi tên là xã Tiên Hương.

Phủ Tiên Hương được xây dựng từ thời Lê – Cảnh Trị (1663 – 1671)

Hiện nay, Tiên Hương được đổi tên là xã Kim Thái.

Có nhiều những truyền thuyết gắn liền với di tích phủ dầy ngày nay, có truyền thuyết thì kể rằng: Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá nhớ thương gia đình, chồng con nên đã để lại một chiếc giầy ở trần gian trước khi về thượng giới, lại cũng có huyền thoại tương truyền rằng có một vị Vua đi qua vùng đất này, nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó nơi đây được tặng một đôi giầy nên đã lập nơi thờ tự và gọi đó là Phủ Giầy.

Kiến trúc phủ dầy

Kiến trúc quan trọng nhất là Phủ chính Tiên Hương – công trình được xây dựng từ thời Lê – Cảnh Trị (1663 – 1671), Phủ Vân Cát – được xây dựng trên khu đất rộng gần 1 hecta, mặt quay về hướng tây bắc. Cùng xác công trình kiến trúc xây dựng nằm liền kề với quy mô bề thế mang phong cách cổ truyền dân tộc hết sức độc đáo. Đặc biệt lăng Bà chúa Liễu do Nam Phương Hoàng Hậu ( vợ vua Bảo Đại) hưng công năm 1938 làm toàn bằng đá xanh và có 60 búp sen đá hồng trông xa như một hồ sen cạn. Chính giữa là mộ tưởng niệm của công chúa Liễu Hạnh.

Phủ Vân Cát được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng tây bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu; phía ngoài ngọ môn có hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế. 

Phủ Vân Cát được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng tây bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu; phía ngoài ngọ môn có hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế. 

Hội Phủ dầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà chúa Liễu Hạnh với sự tham gia của đông đảo dân chúng. Di tích Phủ Giầy có giá trị rất cao, thể hiện được trình độ kiến trúc nghệ thuật Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20. Đến với Phủ Giầy, bạn vừa được thưởng ngoạn cảnh đẹp, vừa là dịp đến thăm viếng thánh Mẫu ban cho điều lành và sự may mắn.

Không gian đền phủ dầy

Đền thờ của Đức Thánh Mẫu gọi là “Phủ”, vì Đức Thánh Mẫu được sắc phong là “Liễu Hạnh Công Chúa”. “Phủ” là danh từ chỉ định dinh cơ của các vương công, và theo lẽ đó chỗ thờ công chúa cũng là nơi công chúa trú ngụ nên đền thờ Liễu Hạnh cũng dùng chữ Phủ.

Quần thể phủ dầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2. Gồm Phủ Chính Vân Cát , Phủ Tiên Hương, Phủ Bóng (Nguyệt Du Cung), phủ Giáp Ba, phủ Dinh, phủ Đá, phủ Nội, phủ Tổ (Khải Thánh), đền Trình, đền Công Đồng, đền Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, đền Mẫu Thượng, đền Mẫu Thoải, đền Mẫu Đông Cuông, đền Đức Vua, đền Quan Lớn, đền thờ Lý Nam Đế, đền Đức Thánh Trần, chùa Tiên Hương, chùa Linh Sơn, chùa Dần, chùa Gôi, chùa Vân Cát…

Quần thể phủ dầy có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền chặt chẽ với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.

Phủ Tiên Hương là một công trình đẹp được xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671) và đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một sân rộng, có 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái đó là phượng du nơi đón khách tới hành hương. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá chạm khắc hình con rồng với móng vuốt sinh động tinh xảo. Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được tập trung các nghệ thuật chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài: rồng, phượng, hổ… Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo. Đây chính là nơi đặt 5 pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của thế kỷ thứ 19.

Phủ Tiên Hương (phủ chính) là một công trình có kiến trúc đẹp được xây dựng từ thời Cảnh Trị nhà Lê (1663 – 1671), đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ tròn, rồi đến một sân rộng, sau đó là 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái: nhà bia, nhà trống, nhà chiêng là nơi đón khách tới hành hương. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt bằng đá chạm khắc hình rồng vớt đường nét tinh xảo. Điện thờ chính của Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được chạm khắc tinh vi các hình ảnh rồng, phượng, hổ…. Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo. 

Phủ Vân Cát được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng tây bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu; phía ngoài ngọ môn có hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.

Phủ Vân Cát cách phủ Chính không xa và cũng có đền thờ Thánh Mẫu. Phủ được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng Tây Bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước là hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong, sau hồ là hệ thống cửa Ngọ môn với 5 gác lầu. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như ở phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.

Lăng Bà Chúa Liễu được xây dựng vào năm 1938. Lăng được xây dựng bằng đá xanh, chạm trổ đẹp, với diện tích 625m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng đông tây, nam bắc. Các cửa đều có trụ cổng trên đắp hình bông sen. Giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1m. Toàn lăng có 60 búp sen hồng trông xa như một hồ sen cạn.

Lăng Bà Chúa Liễu nằm bên cạnh phủ Chính được xây dựng vào năm 1938. Lăng được xây dựng toàn bộ bằng đá xanh, chạm trổ hoa văn đẹp tinh xảo, là khu vực hình chữ nhật với tổng diện tích 625m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng đông tây, nam bắc. Các cửa đều có trụ cổng trên đắp hình búp sen. Giữa lăng là ngôi mộ khối bát giác, mỗi cạnh chừng 1m. Toàn lăng có tổng cộng 60 búp sen, tạo điểm ấn tượng riêng biệt cho lăng của vị thần chủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

Vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày diễn ra lễ hội phủ dầy nhộn nhịp cả vùng. Đây là lễ hội được đánh giá là một trong 10 lễ hội đầu năm độc đáo tại Việt Nam. Mục đích chính của lễ hội nhằm để tỏa lòng biết ơn với thánh mẫu Liễu Hạnh.

Di tích phủ dầy có giá trị rất cao về trình độ kiến trúc nghệ thuật cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Đến với Phủ Dày vừa để thưởng ngoạn cảnh đẹp, vừa là dịp Mẫu ban cho điều lành và sự may mắn.

Đền phủ dầy thờ ai

Đền phủ giầy là một quần thể đền thơ gồm nhiều ngôi đèn nhỏ ghép lại. Nhưng đặc biệt nhất là kiến trúc đền thờ bà chúa Liễu Hạnh (phủ chính), ngay sát chợ Viềng. Và nhiều kiến trúc còn lại là Tiên Hương, Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh. Phủ Tiên Hương là đền chính của Mẫu Liễu Hạnh và thờ bên chồng của Mẫu, còn phủ Vân Cát và Phủ Tổ là nơi thờ Mẫu và bên ngoại (bên bố mẹ đẻ) của Mẫu.

Lễ hội phủ dầy Nam Định

Lễ hội phủ dầy ở Nam Định là sự đang xen, hòa quyện giữa những nghi thức trang trọng và kết hợp hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc. Tiêu biểu nhất là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ Phủ Tiên Hương lên chùa Gôi, với đám rước kéo dài rồng rắn, có đội ngũ nhạc, có phường bát âm… diễu hành đến đâu sôi nổi đến đó. 

Tiếp đến là hội hoa trượng (kéo chữ) là nét độc đáo của lễ hội gắn với sự tích Phủ Giầy. Mỗi lần xếp chữ cần khoảng 100 phu cờ, mặc đồng phục, mỗi người cầm gậy dài 2 mét. Người điều khiển được gọi là tổng cờ. Khi vào cuộc chủ lễ xin Mẫu “ra chữ”, sau đó theo nhịp trống chiêng rộn rã xếp thành những dòng chữ nho ý nghĩa.

Trong dịp lễ hội, du khách còn được xem nhiều tiếc mục như: rước thỉnh kinh, rước kiệ bát cống long đình, xem múa rồng hội trên núi Tiên Hương… Và khi màng đêm buông xuống, du khách sẽ được chiêm nghiệm những điệu Chầu Văn tha thiết, cùng ngắm những chiếc đèn trời thả lung linh, gửi gắm những lời cầu chúc.

 

Sinh hoạt tín ngưỡng

Hội phủ dầy được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng.

Có 3 nghi thức quan trọng nhất trong Lễ hội phủ dầy bao gồm:

Lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh,

Lễ Rước Đuốc,

Lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội.

Ngoài ra trong lễ hội còn có các trò chơi truyền thống như: Thi hát văn, hát chèo, múa rối nước, đấu vật, đấu cờ người, thổi cơm thi… Nghi lễ Hầu Đồng diễn ra trong suốt thời gian lễ hội.

Thành ngữ dân gian một số nơi ở miền Bắc có câu:

Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ

Cha là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, còn Mẹ chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Hơn thế nữa còn có những tích khác cho tên gọi của nơi đây. Xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá thương nhớ gia đình nên đã để lại một chiếc giày ở trần gian trước khi về thượng giới. Hay có huyền thoại: Vua đi ngang qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giày nên đã lập nơi thờ tự gọi là Phủ Giầy. Còn khi gọi là phủ dầy vì chính nơi này có món bánh dày nổi tiếng, lại có người cho rằng, Kẻ Giầy xuất phát từ nơi có gò đất nổi lên hình bánh dày trước cửa phủ.

 Lễ hội phủ dầy có ba nghi thức chính, bao gồm:

+ Lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh

+ Lễ Rước Đuốc

+ Lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội

Bên cạnh ba lễ chính thì trong giai đoạn lễ hội phủ dầy diễn ra còn có các trò chơi truyền thống vô cùng thú vị như: thi hát văn, hát chèo, múa rối nước, đấu vật, đấu cờ người, thổi cơm thi… Đặc biệt, còn có nghi lễ hầu đồng diễn ra trong suốt thời gian lễ hội. Đây là một nghi thức không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu.

Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng, sôi nổi, từ trẻ đến già ai nấy cũng đều nô nức tham gia lễ hội. Nhằm bày tỏ lòng thành kính với Thánh Mẫu cũng như cầu mong những điều thuận lợi, may mắn cho một năm mới đầy phấn khởi. 
 

Phủ dầy ngoài nổi tiếng với các di tích gắn liền với Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì cảnh sắc non nước hữu tình của nơi đây cũng là một dấu ấn đẹp trong lòng du khách. Vừa chiêm bái Thánh Mẫu vừa thưởng ngoạn thiên nhiên sẽ là trải nghiệm tuyệt vời mà Phủ Dầy mang lại cho du khách vọng tín đạo Mẫu.

 

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775