Blog

Lạp sườn lạng sơn

Lạp sườn lạng sơn – hay còn gọi là lạp sườn Tây Bắc, lạp sườn Vùng cao là một món ăn cổ truyền của vùng cao rất ngon, được làm chủ yếu từ Thịt lợn nạc vai tươi ngon. Có thể chế biến thành các món ăn khác nhau tùy theo khẩu vị của các mẹ, các chị đó là rán, nướng, hấp…. chấm với tương ớt và ăn kèm với cơm, xôi hoặc làm đồ nhắm rất tuyệt. 

Quá quen thuộc với hương vị lạp xưởng của miền Nam, vậy bạn đã từng dùng thử lạp xưởng của phía Bắc chưa? Nếu chưa thì cùng học  cách làm lạp sườn lạng sơn chuẩn vị, cả nhà tấm tắc khen ngon ở bài viết này nhé.

Lạp xưởng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và được làm từ thịt heo. Đây cũng là món ăn được nhiều người yêu thích của người miền Nam và thường được sử dụng nhiều vào trong những dịp Tết. Đối với miền Bắc thì họ cũng có món lạp xưởng, đặc biệt là lạp sườn lạng sơn. Món ăn này của 2 vùng miền là đều có cùng nguyên liệu chính là thịt heo, tuy nhiên lạp xưởng Lạng Sơn sẽ có nhiều điểm khác biệt cụ thể đó là thịt ướp với gừng núi, lạp xưởng làm xong thì mang đi hun khói, còn lạp xưởng của người miền Nam thường dùng rượu mai quế lộ và làm xong sẽ đem phơi trực tiếp dưới nắng mặt Trời.

Ngày tết, người Tày, Nùng ở Lạng Sơn thường làm món lạp xường (có nhiều nơi gọi là lạp xưởng, lạp sườn, tùy theo cách phát âm). Mâm cỗ tết thật thịnh soạn với những đồ ăn thức nhắm ngon lành, nhưng lạp xường vẫn là món được nhiều người ưa thích. Lạp xường phơi ngoài nắng

Đã thành lệ, khoảng 28 tháng Chạp, dân bản đã rủ nhau mổ lợn. Cứ hai, ba nhà chung nhau đụng một con. Thịt để làm nhân bánh chưng, làm các món kho, nướng, quay, luộc… ăn trong mấy ngày tết. Và bao giờ người ta cũng dành ra một ít lòng non, một ít thịt để làm lấy một hai ký lạp xường.

Lòng non để làm lạp xường phải chọn đoạn lòng đắng (đoạn tiếp giáp với lòng già) vì phần lòng này dai và khá dày, làm lạp xường mới được. Sau khi tuốt rửa sạch sẽ lại phải bóc, lột bỏ lớp vỏ ngoài của lòng đi, chỉ lấy lớp màng mỏng bên trong. Việc bóc lòng không khó, chỉ cần khéo léo và nhẹ tay một chút. Lòng bóc xong, thổi hơi vào cho phồng lên, buộc chặt hai đầu, đem hong chỗ thoáng gió. Khoảng tiếng đồng hồ, bộ lòng se lại, mỏng và dai như ni lông. Thế là được phần vỏ lạp xường.

Người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ, thường là thịt vai hay thịt bụng để làm nhân lạp xường. Bởi nạc nhiều, lạp xường sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối mắm, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng ướp cùng. Kinh nghiệm của người miền núi là ướp thịt với rượu trắng và nước gừng núi, một loại gừng quý của núi đá vùng Lạng sơn, lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không hỏng.

Công việc tiếp theo là nhồi lạp xường. Với một chiếc phễu, một chiếc đũa, từ từ dồn thịt vào cho đầy phần lòng non đã chuẩn bị lúc nãy. Để dễ làm, cứ nhồi được chừng hai ba mươi phân thì buộc lại thành khúc. Thỉnh thoảng lại lấy kim châm vài chỗ cho khí thoát ra để lạp xường khỏi nứt.

Lạp xường nhồi xong đem phơi nắng cho khô dần. Hoặc đem hong trên gác bếp. Hơi ấm của bếp lủa sẽ làm lạp xường se lại, săn chắc. Lạp xường được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ, bóng nhẫy, trông thật hấp dẫn. Ngày sau 2 đến 3 ngày làm lạp xường là ăn được.

Lạp xường thái khoanh dầy vừa phải, chờ cho mỡ trong chảo thật nóng già mới cho vào, đảo lên, rưới thêm ít nước mắm, rắc thêm chút hành tươi. Đĩa lạp xường bưng lên thơm phức, mới trông đã thấy thèm. Cho nên ngày tết, dù có bao món ngon, lạp xường vẫn là món được mọi người đụng đũa nhiều hơn cả.

Có người lại để nguyên cả khúc lạp xường đem chiên hoặc hấp trong nồi cơm cho chín sau đó mới thái lát, khi ăn chấm với mắm gừng hoặc muối ớt. Cũng ngon không kém

Lạp sườn lạng sơn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp ám vào, thoảng mùi đặc trưng của gừng núi, mùi rượu, thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

Tuy chỉ là một món ăn bình thường nhưng lạp xường đã góp phần làm cho mâm cỗ tết của người miền núi thêm phần đậm đà, giàu hương vị.

Lạp sườn – một món ăn từ lâu đã trở nên rất quen thuộc với mọi người mọi nhà, hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi từ những bữa ăn trong gia đình đến những bữa tiệc sang trọng. Bạn có thể chế biến nhiều món ngon như xôi trắng lạp sườn, cơm chiên lạp sườn hay trứng đúc lạp sườn…Lạp sườn ở vùng cao thuộc tỉnh Lạng Sơn to hơn và được chế biến cầu kỳ hơn ở vùng đồng bằng. Cũng giống như thịt lợn hun khói, sau khi chế biến, từng cặp lạp sườn lại được treo lên nóc bếp ngay để hóng khói và hơi của lửa. 
Lạp sườn tươi, không có vị ngọt ngọt lợ lợ như lạp sườn miền Nam mà hoàn toàn là lạp sườn tươi, thịt tươi được tẩm gia vị rất thơm ngon. Có thể ăn kèm với xôi trắng.
Người ta chế biến lạp sườn bằng cách đem lòng lợn rửa sạch nhiều lần, cuối cùng là rửa bằng rượu. Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, lòng lợn được phơi khô rồi thổi hơi vào trở thành bong bóng, để làm vỏ bao bọc bên ngoài của lạp sườn.
Nhân của lạp sườn được làm bằng thịt thăn, thịt vai hoặc thịt mông lợn. Tất cả được băm nhỏ và tẩm ướp gia vị, sau cùng là chút rượu để làm chất lên men. Rồi nhồi vào bong bóng để trở thành lạp sườn. Công đoạn tiếp theo là phơi khô khoảng ba nắng rồi treo lên nóc bếp, khói và hơi nóng của bếp lửa làm cho miếng thịt săn hơn và ngon hơn

Lạp sườn Tây Bắc nói chung hay lạp sườn lạng sơn nói riêng từ lâu đã trở thành một trong những loại lạp xưởng thơm ngon và được người tiêu dùng ưa chuộng dùng để biếu tặng nhau những dịp Lễ Tết. Cùng tìm hiểu cách làm lạp sườn lạng sơn ngay tại gian bếp nhà bạn nhé! 

 

Cách chế biến lạp sườn lạng sơn

Cách làm lạp sườn lạng sơn hay cách làm lạp xưởng Cao Bằng đều là một và được gọi chung là cách làm lạp xưởng Tây Bắc. Để làm món lạp sườn những người dân tộc vùng Tây Bắc sử dụng các gia vị riêng làm nên đặc sản nổi tiếng của họ đó chính là: mắc khén, hạt dổi, thảo quả, gừng núi… Những gia vị đó tạo nên chất riêng của lạp sườn nơi đây!

 

Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Lạp sườn lạng sơn
Thành phần: Thịt, mác mật, gia vị, mật ong, mía.
Giá: 250k/ kg

Nguyên liệu:

  • Thịt nạc vai: 600 gram
  • Thịt mỡ: 200 gram
  • Lòng heo non: 200 gram
  • Rượu trắng
  • Gia vị: Muối, mì chính, hạt tiêu xay, hạt nêm,…
  • Hạt dổi, thảo quả, mắc khén (nếu có)

Lưu ý: Nguyên liệu để làm khoảng 20 chiếc lạp xưởng tùy kích thước.

 

Bước 1: Sơ chế các loại thịt

Thịt nạc vai và thịt mỡ bạn đem rửa sạch, ướp chúng với rượu trắng sau đó để ráo.

Với thịt nạc: bạn đem xay nhuyễn và tẩm ướp chúng với gia vị

Với thịt mỡ: bạn thái hạt lựu nhỏ rồi đem phơi nắng chúng trong khoảng 2 giờ để thịt được trong, thành phẩm sẽ đẹp mắt và ngon hơn rất nhiều.

Sau đó, bạn trộn 2 loại thịt với nhau, nêm nếm gia vị đã chuẩn bị cho vừa với khẩu vị của gia đình mình và ướp chúng trong khoảng 30 phút trước khi tiến hành chế biến lạp xưởng.

Lòng heo non sau khi mua về, bạn làm sạch phần mỡ bám bên ngoài, tuốt sạch lớp bột ở bên trong rồi rửa lại chúng bằng chanh và rượu trắng.

Buộc chặt một đầu của lòng non để ráo hết nước trong ruột. Sau đó, thổi phồng đoạn ruột non đó lên, buộc chặt đầu còn lại. Phơi nắng lòng non khoảng từ 2 đến 3 tiếng để lòng non săn lại.

 

Bước 2: Tiến hành đùn lạp xưởng

Tại những cơ sở sản xuất có quy mô lớn và chuyên nghiệp, người dùng thường sử dụng những chiếc máy làm lạp xưởng chuyên nghiệp cụ thể là chiếc máy nhồi lạp xưởng cho công đoạn này.

Tuy nhiên, với quy mô gia đình, bạn có thể sử dụng những chiếc máy nhồi lạp xưởng mini hoặc tiến hành nhồi thủ công bằng cách cắt lấy một đoạn đầu của chai nước hay dùng phễu nhỏ rồi luồn vào một đầu lòng non để quá trình nhồi thịt được dễ dàng hơn.

Chia lòng non thành các đoạn, còn đoạn dài hay ngắn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Nhưng thông thường mỗi đoạn lạp xưởng dài từ 15 đến 20 cm. Cứ nhồi hết 1 đoạn thì lại dùng lạt buộc lại.

Nếu bạn thấy có chỗ nào quá căng thì dùng kim chọc từ 2 đến 3 lỗ cho hơi thoát ra và thịt bên trong lòng chặt hơn.

Lưu ý: Nếu sau khi phơi nắng mà lòng non quá khô thì bạn nên ướp một chút rượu cho lòng mềm và dễ nhồi thịt hơn.

 

Bước 3: Phơi lạp sườn

Lạp xưởng hay lạp sườn sau khi được nhồi xong cần được nhúng qua nước sôi sau đó được làm khô bằng cách hun khói trên bếp than hoa hoặc phơi nắng từ 3 đến 4 ngày. Sau đó, bạn có thể bảo quản lạp xưởng trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.

Lạp xưởng có thể được sử dụng trong khoảng hơn 10 ngày và có thể chế biến được thành rất nhiều những món ngon khác nhau.

 

Lạp sườn sau chế biến có thể để được quanh năm mà chất lượng không bị ảnh hưởng. Khi ăn có mùi thơm của thịt, có độ dai của lòng, độ đậm của gia vị, có thể ăn được nhiều mà không chán. Điều đặc biệt là vẫn còn hương vị của khói.
Có nhiều cách chế biến khác nhau như:
– Rán vàng đều
– Nướng trên than hoa
– Hấp vài phút cho mềm rồi xào cùng ngồng tỏi tươi

 

Lạp sườn lạng sơn hay giá lạp xưởng Cao Bằng trên thị trường đều cao hơn những lạp sườn của những nơi khác do đây là món ăn được nhiều người yêu thích bởi sự thơm ngon, giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Bạn có thể bắt tay vào làm ngay cho những người thân trong gia đình mình thưởng thức đặc biệt trong những dịp lế Tết sắp tới. Chúc các bạn thành công với cách làm lạp sườn lạng sơn thơm ngon này nhé!

 

 

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775