Blog

Kinh nghiệm du lịch côn sơn kiếp bạc

Nhắc tới Hải Dương không ai là không biết đến Côn Sơn Kiếp Bạc, đây không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng, với khung cảnh thiên nhiên hữu tình, mà nó còn là nơi lưu lại nhiều chiến tích lịch sử của các anh hùng dân tộc

Côn Sơn – KIếp Bạc nổi tiếng là một khu di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của nhiều vị anh hùng và danh nhân đất Việt. Tới đây du khách không chỉ được hòa mình vào phong cảnh núi rừng hữu tình mà còn được khám phá tìm hiểu về lịch sử dân tộc. Hãy cùng tham khảo bài viết này để thu thập những kinh nghiệm du lịch côn sơn kiếp bạc chi tiết và bổ ích nhất.

 

Kinh nghiệm du lịch côn sơn kiếp bạc

Tổng quan về Côn Sơn Kiếp Bạc

Côn Sơn Kiếp Bạc là 2 địa danh nổi tiếng ở Hải Dương, cách trung tâm thành phố Hà Nội không quá xa, chỉ khoảng 70km. Trong đó, chùa Côn Sơn nằm thuộc xã Cộng Hòa là ngôi chùa được xếp hàng quốc gia, trước đây là một trong 3 ngôi chùa quan trọng của phái Thiền Viện Trúc Lâm thời nhà Trần.
– Còn đền Kiếp Bạc là nơi thờ cúng và tưởng nhớ đến Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngôi đền này nằm thuộc thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, cách chùa Côn Sơn khoảng 5km.

Côn Sơn Kiếp Bạc ở đâu? Chùa Côn Sơn tọa lạc ở xã Cộng Hòa, giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kì Lân cách Hà Nội khoảng 70km. Đây là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm thời Trần được trung tu nằm 1304 và được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp vào hạng quốc gia.

Đền Kiếp Bạc cách Hà Nội khoảng 80 km, đền thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo là nơi thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Côn Sơn Kiếp Bạc là cụm di tích lịch sử nổi tiếng ở Hải Dương. Chùa Côn Sơn nằm ở xã Cộng Hòa giữa hai ngọn núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân cách Hà Nội chừng hơn 70km. Đây là một trong 3 ngôi chùa trung tâm của phái Thiền Viện Trúc Lâm thời nhà Trần và đã được xếp hạng quốc gia.

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền nằm gần sông Lục Đầu là nơi hội tụ của 6 con sông là: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của con sông Thái Bình. Kiếp Bạc cách Côn Sơn 5km và cách Hà Nội khoảng 80km.

 

Tổng quan về khu du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là 1 trong 62 khu di tích quốc gia đặc biệt của nước ta. Quần thể di tích này thuộc thị xã Chí Linh – Hải Dương ( mà theo mình thì hình như Hải Dương có mỗi điểm này là điểm du lịch hay sao ấy – nếu không phải mong mọi người bỏ qua cho mình nhé, hi). Về lich sử của Côn Sơn thì bái đài cũng nói nhiều rồi nên các bạn ai muốn tìm hiểu thêm thì google nhé. Khu di tích này gồm có: Núi Ngũ Nhạc (cao khoảng 200m), có chùa Côn Sơn hay còn gọi là chùa Hủ (Thiên Tư Phúc Tự), có giếng Ngọc, có bàn cờ Tiên, có đồi thông và có tiếng suối chảy rì rầm…

Đường lên bàn cờ Tiên

Chính vì vậy mà ngày xưa, nơi đây đã được Nguyễn Trãi chọn là nơi ở ẩn của mình sau những năm tham gia triều chính. Vẻ đẹp và không khí trong lành của nơi đây đã làm Ông phải thốt lên những câu thơ mang đậm nét quyến rũ của nơi đây, hehe

” Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm ”.

 

Thôi, không lan man nữa đi vào chủ đề chính cho anh em có thêm kinh nghiệm du lịch côn sơn kiếp bạc nhé.

 

Đường đi, cách di chuyển tới Côn Sơn Kiếp Bạc

Bạn xuất phát từ cầu Thanh Trì thẳng tiến lên cao tốc HN – Bắc Ninh (Nếu từ cầu Vĩnh Tuy thì đến đoạn đường rẽ lên cầu vượt Thanh Trì) chạy tới đầu thành phố Bắc Ninh có biển hướng dẫn rẽ phải đi Phả Lại tiếp tục chạy thẳng tắp đường này cho đến tận Thị trấn Sao Đỏ. Khi tới được Ngã 3 trung tâm thị trấn Sao Đỏ đi thêm khoảng 150m, có lối rẽ bên tay trái vượt qua đường tàu là lối vào Côn Sơn – Kiếp Bạc (đoạn này có biển chỉ dẫn bạn chỉ cần đi theo là có thể tới nơi).

Cách Hà Nội khoảng 70km, không quá xa, vì thế để tới được Côn Sơn bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô khách đều được nhé. Theo kinh nghiệm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc an toàn và thuận lợi, nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng, các bạn có thể chạy theo cung đường sau:
– Lộ trình: Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi theo hướng lên cầu Thanh Trì -> sau đó đi thẳng lên đường 1 -> tiếp tục đi sang đường 18 theo hướng đi Phả Lại -> tới ngã 3 Sao Đỏ bạn tiếp tục đi theo hướng Quảng Ninh -> đi được khoảng 1km bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn rẽ trái để tới Côn Sơn Kiếp Bạc nhé.

Còn nếu đi xe khách tới Côn Sơn Kiếp Bạc, bạn chỉ cần tới bến xe khách Mỹ Đình rồi bắt xe đi Quảng Ninh. Bạn có thể lựa chọn các nhà xe uy tín, chất lượng như: Kumho, Việt Thanh, Đức Phúc,… với giá vé khoảng 70 – 100k/người. Trên quãng đường đi tới Quảng Ninh, bạn nhớ nhắc bác tài cho xuống đoạn ngã 3 Sao Đỏ nhé. Từ đây bạn bắt taxi hoặc xe ôm đi vào khu du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc.

 

Kinh nghiệm ăn uống, ngủ nghỉ ở Côn Sơn Kiếp Bạc

Theo kinh nghiệm du lịch côn sơn kiếp bạc vì đây là cụm di tích khá gần Hà Nội bạn có thể đi đi về về trong ngày nhưng muốn nghỉ ngơi thì bạn nên nghỉ tại Côn Sơn và lấy sức để khám phá Kiếp Bạc vào buổi chiều. Nhà nghỉ ở Côn Sơn tốt bạn nên thuê là nhà khách Hồ Côn Sơn, giá không cao, view lại rất đẹp (thông tin liên hệ như trên hình).

Ăn uống ở Côn Sơn Kiếp Bạc bạn có thể tìm được nhiều hàng quán song nhớ mặc cả giá trước nhé. Nếu bạn đi theo nhóm hoặc đoàn đông thì nên chuẩn bị đồ ăn từ nhà tiện nghỉ ở đâu mang ra ăn ở đó. Những đồ ăn nên mang theo chủ yếu như đồ hộp, bánh mỳ, nước khoáng, đồ ăn vặt… và các vật dụng như chén, cốc, thìa nên dùng loại dùng một lần để thuận tiện.

 

Tư vấn lộ trình, lịch trình tham quan khám phá Côn Sơn Kiếp Bạc trong 1 ngày

Lịch trình tham quan Côn Sơn Kiếp Bạc trong 1 ngày

6h00 sáng: Khởi hành từ Hà Nội

8h00 hoặc 8h30 sáng: Đến Côn Sơn, bạn đi dâng hương, lễ phật và làm lễ tại khu di tích Côn Sơn. Sau đó đi thăm chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, chùa thờ Phật và các danh tướng nhà Trần…Cuối cùng trước khi sang đền Kiếp Bạc, theo hướng dẫn lịch trình tham quan Côn Sơn – Kiếp Bạc thì bạn cần leo núi lên thăm Thạch Bàn, giếng Ngọc, suối Côn Sơn và nhà tưởng niệm Nguyễn Trãi.

11h30: Nghỉ ngơi và ăn trưa.

14h00 chiều: Bạn tiếp tục sang đền Kiếp Bạc thăm khu di tích thờ Trần Hưng Đạo và các lăng mộ trong hệ thống.

16h00 chiều: Khởi hành về Hà Nội.

18h00 chiều: Về đến Hà Nội, kết thúc hành trình tham quan, du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc trong 1 ngày

 

Khám phá, du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc

Tổng thể khu di tích gồm 2 khu vực chính: Chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc

+ Khu vực chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn: Chùa Côn Sơn hay còn có tên gọi khác là Thiên Tư Phúc tự, Tư Phúc tự được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV, trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính vốn có. Chùa hiện nay gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước, tiền đường (5 gian, 2 trái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), nhà Tổ, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…

Thanh Hư động: Nằm ở phía Tây núi Côn Sơn Thanh Hư Động là một điểm tham quan nổi tiếng ở cụm di tích Côn Sơn Kiếp Bạc với các công trình gắn liền với một số danh nhân, hiền sĩ ở thời Trần Lê.

Đền thờ Nguyễn Trãi: Khu đền thờ Nguyễn Trãi ở đây là một trong những khu đền thờ lớn nhất trong cả nước với 15 hạng mục và đền chính rộng 200m2, mặt bằng kiến trúc dạng chữ Công.

Đền thờ Trần Nguyên Đán: Đền được xây dựng với lối kiến trúc chữ Đinh gồm 2 tầng và 8 mái. Cạnh đền là cụm dấu tích nhà cũ của quan Đại Tư được bảo tồn nguyên trạng tới ngày nay.

Núi Ngũ Nhạc: Núi Ngũ Nhạc có chiều dài 4km gồm 5 đỉnh với chiều cao đỉnh cao nhất là 238m nằm về phía Đông Bắc của dãy Côn Sơn.

Bàn cờ tiên: Bàn Cờ Tiên một trong những điểm tham quan trọng yếu nhất của Côn Sơn Kiếp Bạc. Tương truyền rằng từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả – tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm đã lập ra bàn cờ ở vị trí đỉnh núi. Hiện nay khu vực này được tôn tạo và xây dựng thêm nhà bia.

Đăng Minh bảo tháp: Đăng Minh Bảo Tháp ngày nay được xây dựng trên nền móng tháp cũ với độ rộng 8,40m, dài 7,78m, gồm 3 tầng, cao khoảng 6m được tạo ra bởi các khối đá hình chữ nhật.

Hồ Côn Sơn: Hồ có diện tích 43 ha được bao quanh bởi các lối đi dạo và cây cảnh rợp bóng.

Suối Côn Sơn: Suối có nguồn gốc bắt đầu từ núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc với chiều dài khoảng 3km trước khi đổ vào hồ Côn Sơn.

+ Khu vực đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc: Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Trần Quốc Tuấn được xây dựng ở trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc trên khuôn viên rộng tới 13.5km2. Đền quay về hướng Tây nam, nhìn ra sông Lục Đầu với các công trình hạng mục kiến trúc gồm: Đường thần đạo, trạm hạ mã, sân đền, tả hữu canh gác…

Sinh từ: Để ghi nhớ công lao của Hưng Đạo Vương nên vua Trần đã cho xây dựng đền thờ ông ngay cả khi ông còn sống nên được gọi là Sinh Từ. Ngày nay do dự tàn phá của thời gian Sinh Từ chỉ còn là một phế tích.

Hang Tiền: Hang tiền nằm dưới chân núi Bắc Đẩu cách Kiếp Bạc chừng 500m về phía Bắc đây trước kia là nơi cất dấu ngân khố của phủ đệ Trần Hưng Đạo phục vụ cho kháng chiến. Hang Tiền khá rộng chừng 1 ha cao 1,5m và rộng 1,3m.

Núi Trán Rồng: Núi nằm ở phía sau đền Kiếp Bạc ở đây trên sườn núi có nhiều di tích, di chỉ khảo cổ thời Trần.

Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa tôn giáo lớn ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ với hơn 700 năm lịch sử. Hàng năm ở đây có mở hội Côn Sơn bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Giêng và lễ hội Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 16 tháng 8 và kết thúc vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch). Với những giá trị truyền thống mà nơi đây mang lại thì vào ngày  10/5/2012 thì Côn Sơn Kiếp Bạc đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

 

Những lưu ý cần thiết khi du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc

Do đặc thù của Côn Sơn Kiếp Bạc là khu di tích lịch sử nên nếu tới đây tham quan, ngắm cảnh bạn nên nhớ những nguyên tắc sau:

Trang phục kín đáo, thoải mái, không mặc váy hoặc quần quá ngắn trên đầu gối

Phải di chuyển bằng đường bộ khá nhiều bạn không nên đi giày cao gót mà đi giày bệt hoặc giày vải là thoải mái nhất

Bạn cũng nên mang theo những vật dụng cần thiết như mũ rộng vành, ô phòng trường hợp thời tiết mưa nắng thất thường.

 

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm du lịch côn sơn kiếp bạc mà mình tổng hợp được và muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có hành trình du lịch vui vẻ, thuận lợi và đáng nhớ nhé..

 

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775