Khau nhục lạng sơn là món ăn ngon, độc đáo, có cách làm và hương vị khác biệt so với các món thịt heo thông thưởng. Không cần đến Lạng Sơn hay là những quán ăn, nhà hàng, bạn vẫn có thể chế biến món ăn này theo cách làm Khau nhục lạng sơn mà RONG BA TRAVEL chia sẻ dưới đây!
Khâu nhục hay còn được gọi với cái tên là nằm khâu, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi du nhập vào Việt Nam, dần dần được biến tấu và trở thành một món đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn, thường được dùng phổ biến trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi,… đồng thời có mặt ở nhiều nhà hàng trên khắp cả nước để phục vụ thực khách.
Khâu nhục được làm từ nguyên liệu chính là thịt heo, cách làm khau nhục lạng sơn không quá cầu kì nhưng tương đối lạ và vị cũng lạ, lần đầu thưởng thức có thể chưa thích nhưng càng ăn sẽ càng mê.
Cách làm khau nhục lạng sơnđơn giản
Nguyên liệu
- 1kg thịt ba rọi
- 4 củ hành tím
- 1 củ tỏi
- 1 củ gừng tươi
- 1 củ khoai môn
- Tương cà
- 2 viên chao đỏ
- 2 muỗng canh dầu hào
- 2 muỗng cà phê ngũ vị hương
- ½ chén nước lạnh
- 2 trái và 2 muỗng canh nước mơ muối
- 2 muỗng canh xốt mơ hoặc có thể thay thế bằng tương xí muội hiệu Lee Kum Kee
Các bước làm
Sơ chế thịt heo
Thịt ba rọi chà xát với muối, rửa sạch, sau đó cắt thành miếng vuông lớn. Khi mua thịt, bạn nên chọn những tảng thịt to để dễ cắt miếng vuông.
Nấu sôi nồi nước, cho thịt vào luộc sơ khoảng 5 phút rồi vớt ra, rửa sạch với nước đá lạnh.
Tiến hành dùng nĩa xâm mặt da heo và cho lớp muối dày lên phần da vừa xâm rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.
Sau 30 phút, bạn dùng dao vét sạch lớp muối trên da heo và lau sạch phần muối còn lại.
Chiên thịt heo
Chiên thịt heo lần 1: Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn và chiên vàng phần da của miếng thịt. Sau khi da đã vàng, bạn vớt ra, ngâm với nước lạnh khoảng 10 phút rồi để ráo.
Chiên thịt heo lần 2: Khi thịt đã thật ráo nước, bạn cho thịt vào chảo chiên thêm lần nữa để phần da chuyển sang màu nâu cánh gián. Sau đó ngâm thịt vào âu nước lạnh rồi cạo nhẹ phần cháy, khét trên da heo (nếu có).
Luộc thịt
Nấu sôi nồi nước rồi cho thịt đã chiên ở trên vào luộc khoảng 10 phút, sau đó cắt thành các miếng mỏng vừa ăn.
Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, cho vào chảo chiên vàng rồi vớt ra để ráo dầu. Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Mơ muối bỏ hạt, dầm nhuyễn.
Làm nước xốt
Cho chao đỏ, dầu hào, xốt mơ, mơ muối, nước muối mơ và ½ chai tương cà vào trộn đều.
Đặt chảo lên bếp và phi thơm hành, gừng và tỏi băm, sau đó đổ phần nước xốt đã pha ở trên vào đảo đều. Thêm ngũ vị hương vào xào khoảng 1 phút rồi thêm ½ chén nước lạnh. Khuấy đều rồi nêm nếm gia vị.
Phần nước xốt này có vị hơi mặn nhưng khi ướp với thịt và khoai môn thì sẽ vừa ăn. Nếu muốn ăn ngọt hơn thì bạn cho thêm xốt mơ, tương cà, muốn ăn mặn thì cho thêm chao đỏ vào khuấy đều là xong!
Ướp thịt
Đeo bao tay nilon, lấy xốt rồi phết một lớp mỏng lên từng miếng thịt heo và khoai môn đã chiên. Xếp xen kẽ thịt và khoai môn vào những chiếc chén lớn (xếp phần da xuống dưới để khi úp chén lại sẽ thấy được phần da).
Chưng thịt
Cho các chén thịt vào nồi, chưng cách thủy khoảng 3 tiếng cho đến khi khoai và thịt chín mềm.
Trình bày và thưởng thức
Lấy thịt ra ngoài, dùng đĩa úp ngược phần thịt lại rồi ăn cùng cơm nóng hoặc xôi rất ngon. Đặc biệt, bạn nên thử kết hợp khâu nhục với dưa muối cũng không kém phần hấp dẫn.
Thành phẩm thịt và khoai chín mềm nhưng không nát, mùi vị thơm ngon đặc trưng, đặc biệt là phần da phải phồng lên và thịt có màu nâu đỏ đẹp mắt. Các chén thịt còn lại thì đậy kỹ, cất vào ngăn mát tủ lạnh, khi nào ăn thì đem hâm nóng. Thời gian bảo quản trong tủ lạnh là khoảng 1 tuần.
Tìm hiểu nhanh cách làm món khau nhục lạng sơn theo kiểu Trung Hoa
- Thịt đem rửa sạch rồi luộc sơ chín, sau đó vớt ra và dùng nĩa xâm vào lớp da thịt. Gừng giã nát trộn với rượu trắng, đem bóp với thịt. Sau đó dùng cọ phết 1 lớp mật ong lên lớp da heo.
- Đặt chảo lên bếp và đun nóng dầu ăn, đem phần da heo áp sát vào đáy chảo để chiên. Khi da chuyển sang màu cánh gián thì gắp ra và cho vào nồi nước luộc thịt ban đầu.
- Đun sôi nồi nước đó để luộc thịt khoảng 10 phút, vớt ra và cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn. Cho cải thảo khô, hành tỏi băm nhuyễn, chanh muối băm nhuyễn, chao đỏ, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng nước tương, ½ muỗng đường vào tô và trộn đều. Đem hỗn hợp xốt bóp đều tay với thịt khoảng 15 phút cho thịt ngấm gia vị. Tiến hành xếp thịt vào một chén nhỏ rồi mang đi hấp khoảng 3 tiếng là được.
Nhìn có vẻ phức tạp nhưng cách làm khau nhục lạng sơn do Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu hướng dẫn lại rất đơn giản. Hy vọng thông qua công thức này, bạn sẽ dễ dàng có cho mình món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
Một số đặc sản khác của Lạng Sơn
Vịt quay móc mật
món ăn mang đậm bản sắc dân tộc được người dân Việt Nam cũng như khách du lịch nước ngoài cũng rất yêu thích. Vịt quay móc mật Lạng Sơn thường sử dụng giống vịt Bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch sẽ tẩm thêm hương liệu: hành, hạt tiêu, móc mật, nhồi vào bên trong vịt rồi khâu lại. Phần ngoài tẩm mật ong và để khoảng 10 phút.
Tiếp theo quay vịt trên than hoa 15 phút. Sau khi quay xong nhúng vào chảo mỡ đảo đi đảo lại rồi cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt đòi hỏi kỹ thuật không cháy đen, phải đảm bảo độ nóng, quay càng lâu thịt càng thơm
. Thịt vịt phải thấm màu mật ong, miếng thịt ăn vào thấy đậm đà và mềm ngọt. chuẩn bị thêm những món ăn kèm. Bạn có thể chuẩn bị ít bánh tráng, một chút rau thơm, dưa chuột để ăn kèm với món vịt quay lạng sơn nhé.
Cách trang trí vịt quay nơi này cũng là một khâu quan trọng để chinh phục đôi mắt của khách hàng. Bạn nên đặt một ít xà lách trên đĩa rồi cho vịt quay đã chặt lên trên, xung quanh là các loại rau thơm khác sẽ làm đĩa vịt quay của bạn trông ngon mắt hơn.
Phở chua
Phở chua nơi đây được chế biến khá cầu kỳ, là món ăn lạ tai, lạ mắt và khi thưởng thức thì lạ miệng với thực khách đường xa. Món ăn có vị giòn, bùi của khoai, lạc đi kèm cảm giác ngầy ngậy từ thịt xá xíu kết hợp với ớt cay, dưa chuột man mát. Lâu nay, món này đã trở thành niềm tự hào, là thứ đặc sản ngon nức tiếng theo chân người xứ Lạng đi khắp nơi.
Nguyên liệu chính gồm bánh phở, khoai lang, thịt xá xíu, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, khoai môn, lạc rang, hành khô, dưa chuột, lạp sườn…Công đoạn sơ chế cũng cầu kỳ qua nhiều bước.
Khi nguyên liệu đã sơ chế xong, người làm xếp lần lượt một lớp bánh phở (mùa đông bánh phở được nhúng qua nước sôi cho nóng) sau đó đến xá xíu, dưa chuột và lạc rang, khoai lang chiên, hành khô lên trên. Tùy khẩu vị, thực khách có thể thêm chút chanh tươi, ớt hay tiêu.
Phở chua sẽ chỉ ngon một nửa nếu thiếu vị béo đậm đà của nước dùng (nước lèo). Theo đó, người làm phải đun sôi nước luộc vịt, phi thơm hành, tỏi và cho vào nồi cùng ớt, cà chua, giấm đường (gia vị riêng rất đặc biệt, làm từ quả chuối chín), đường, nước mắm, gừng. Khâu cuối cùng là cho bột năng vào để nước sánh lại.
Khi ăn, thực khách sẽ tự chan hoặc trộn cùng nước dùng để cảm nhận rõ vị ngậy của mỡ vịt và thơm phức nhờ những gia vị đặc trưng. Tuy nhiên, cần phải khéo léo trộn lượng nước dùng vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều.
Không chỉ là sản vật để những người con xa quê nhớ về, phở chua còn được xem như món quà thết khách của quê hương Lạng Sơn.
Lợn quay
So với các vùng miền khác lợn quay vùng này có những hương vị đặc trưng riêng. Sau khi sơ chế xong, đầu bếp nhồi vào bụng lợn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng hay dùng ở dân tộc Tày và Nùng.
Lợn được quay trên bếp than hoa đỏ lửa, để thịt chín vàng đều người làm sẽ quét dầu và mật ong rừng pha giấm lên mình lợn. Khi lợn chín tới, dùng vải thấm nước lã lau qua mình lợn quay rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Khi ăn bì giòn, thịt dai có vị rất đặc trưng quyện với mùi thơm của lá mác mật.
Thịt lợn quay không chỉ là đặc sản xuất hiện vào những dịp đặc biệt như đám cưới, ma chay, lễ hội, mà đã trở thành món ăn phổ biến của người dân. Đặc biệt hơn nữa, thịt lợn quay mảnh đất này cũng là món ăn thu hút nhiều thực khách trên mọi miền đất nước, ai ai cũng biết đến và để lại nhiều ấn tượng.
Nem nướng Hữu Lũng
Nếu như nem chua Thanh Hóa với vị chua dịu nổi tiếng xa gần thì nem Hữu Lũng lại được yêu thích bởi hương vị thơm nồng khi nướng lên. Món nem này nếu nhìn bề ngoài chẳng khác mấy so với nem chạo, nem thính khá nổi tiếng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Nhưng cũng như món bánh cuốn, món nem ở từng địa phương lại chứa trong đó một thứ “đặc sản” đặc trưng riêng. Nó toát ra từ hình dáng, nguyên liệu và hương vị của món ăn.
Nem nướng Lạng Sơn to bằng cổ tay người lớn, dài ước chừng một gang tay, được bọc bởi 3 lớp lá chuối xanh bên ngoài buộc lạt tre. Bên trong nem gồm thịt lợn (phần nạc vai, ba chỉ lách không quá mỡ), bì lợn thái mỏng. Thịt phải mua lúc lợn mới mổ, còn hồng tươi, mang về thái bằng dao sắc, mỏng. Bì lợn cũng luộc sơ, thái thật mỏng.
Người làm nặn chiếc nem thành hình trụ đường kính chừng 3 cm rồi bọc bên ngoài bằng 3 lớp lá chuối tây đã rửa sạch, lau khô. Nhờ những lớp lá chuối đó, nem mới “chín”, tránh bị thiu hay vi khuẩn bẩn xâm nhập.
Để trong điều kiện tự nhiên khoảng 2,3 ngày, nem ngấu, màu hồng đẹp là có thể sử dụng chế biến thành món nem nướng thơm nức mũi và gây cảm giác thèm thuồng khó tả với thực khách.
Bánh ngải
Ngải cứu là một loại thuốc và cũng là một loại thực phẩm quý. Tuy nhiên chỉ có người lạng sơn mới có thể chuyển thể ngải thành một món ăn hết sức đặc biệt: Bánh ngải cứu nhân vừng.
Bánh ngải thuộc món bánh chay, tuy được làm từ gạo nếp nhưng rất dễ ăn, mát, không ngấy. Bánh có mùi thơm, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi thơm lừng của hạt vừng hòa quyện vào nhau. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể quên mùi vị của loại bánh dân dã này.
Ngoài ra, bánh ngải còn có khả năng chữa được một số bệnh vì lá cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu