Đến với du lịch Quảng Ninh bạn không chỉ được đắm chìm vào những địa điểm danh lam thắng cảnh. Mà bạn còn có thể đặt chân đến đất phật tổ bởi nơi này có một địa điểm vô cùng nổi tiếng không những có những ngôi chùa linh thiêng mà còn mang rất nhiều di tích lịch sử đó chính là Yên Tử.
Là vùng đất linh thiêng và danh thắng đẹp nên hàng năm Yên Tử luôn thu hút hàng triệu lượt khách du lịch tới thăm quan, và các tăng ni, phật tử hành hương về bái Phật.
Đi Yên Tử từ Hà Nội nên đi theo cung đường nào để thuận tiện nhất là câu hỏi của nhiều du khách khi sử dụng phương tiện để di chuyển từ Hà Nội đến Yên Tử. Chúng ta cùng tìm hiểu chuyến đi hà nội yên tử nhé.
Giới thiệu đôi nét về Núi Yên Tử
Núi Yên Tử là một ngọn núi cao khoảng 1120m so với mực nước biển nằm ở vùng Đông Bắc nước ta. Không những vậy mà ngọn núi này là ranh giới của 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang, đcạ biệt là ngọn núi này có dải động thực vật vô cùng phong phú. Chính vì sự phong phú đa dạng đó đã đưa Núi Yên Tử trở thành một trong những địa điểm được nhiều du khách lựa chọn cho chuyến đi của mình.Núi Yên Tử là nơi có rất nhiều ngôi chùa mang di tích lịch sử lâu đời khi đặt chân lên đỉnh núi bạn sẽ được chạm đến từng tảng mây như được đến chốn bồng lai xứ Phật. Núi Yên Tử có độ cao rất lớn so với mực nước biển Không những thế mà Núi Yên Tử còn có những danh lam thắng cảnh như Tây Yên Tử và khu di tích lịch sử nhà Trần thời Đông Triều. tất cả những danh lam thắng cảnh cũng như các di tích lịch sử đều được UNESCO công nhận là di săn văn hóa thế giới.
Chùa Yên Tử ở đâu?
Chùa Yên Tử là tên gọi chung của hệ thống chùa trên dãy Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Các công trình chùa, đền, am, thất ở Yên Tử gắn liền với quá trình tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và sự ra đời, phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Chùa Yên Tử chủ yếu thờ chính là Phật Thích Ca và Tam tổ Trúc Lâm. Bởi đây là nơi đánh dấu sự ra đời của Thiền Phái Trúc lâm nên thường gọi là “đất thiêng”. Trong chuyến tham quan Yên Tử, du khách sẽ được chiêm bái hệ thống chùa trải dài từ quốc lộ 18 – đền Trình (chùa Bí Thượng) cho đến ngôi chùa cao nhất trên dãy Yên Tử là chùa Đồng.
Lễ hội chùa Yên Tử khai hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Thu hút du khách thập phương về vãn cảnh Yên Tử và lễ bái đầu năm.
Vì sao nên đến du lịch Yên Tử?
Yên Tử là nơi linh thiêng rất thích hợp cho các đợt hành hương dành cho các Phật Tử Việt Nam.Không những vậy mà khi đi lên núi Yên Tử bạn sẽ cảm nhận được một không khí trong lành, mát mẻ với sức sống mãnh liệt màu xanh của núi rừng kết hợp với những đám mây trôi.
Từ Hà Nội nếu bạn di chuyển lên Yên Tử phải đi một quãng đường dài khoảng 130 km. Bạn có thể đi bằng ô tô khách hoặc xe máy, ô tô, các phương tiện cá nhân khác đều được.
hà nội yên tử – nếu bạn muốn di chuyển bằng phương tiện cá nhân có một số cung đường bạn có thể tham khảo sau đây:
Đường đi Yên Tử từ Hà Nội
Khoảng cách từ Hà Nội đến Yên Tử vào khoảng 130 km. Với quãng đường không quá xa, du khách có thể chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc đi xe du lịch, xe khách từ Hà Nội đến Yên Tử.
Đường dành cho xe máy, ô tô: Từ Hà Nội, du khách có thể chọn di chuyển bằng phương tiện riêng theo 2 đường:
- Đi theo đường quốc lộ 5: Từ Hà Nội, bạn di chuyển theo đường quốc lộ 5 về Quán Toan (Hải Phòng), sau đó tiếp tục di chuyển đến Cầu Kiền – quốc lộ 10 – quốc lộ 18 đến thành phố Uông Bí là sẽ thấy bảng chỉ dẫn vào Yên Tử.
- Đường đi Bắc Ninh: Từ Hà Nội, bạn di chuyển ra cầu Chương Dương – đường Nguyễn Văn Cừ – đi tiếp thành phố Bắc Ninh. Đến đoạn giao với quốc lộ 18 thì rẽ vào đi theo quốc lộ 18 là đến đền Trình (chùa Bí Thượng) – nơi “cửa ngõ” vào đất thiêng Yên Tử.
Đường dành cho ô tô:
Nếu di chuyển bàng ô tô, để tiết kiệm thời gian, du khách nên chọn di chuyển bằng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, xuống cao tốc di chuyển theo đường quốc lộ 10 – quốc lộ 18 đi Yên Tử.
Hiện nay, đương cao tốc Hà Nội- Hải Phòng – Hạ Long đã được đưa vào hoạt động. Nếu bạn kết hợp du lịch Hạ Long – Yên Tử thì có thể di chuyển theo đường cao tốc này.
- Cung đường thứ nhất dài khoảng 119km mất khoảng 2 tiếng rưỡi chạy xe máy:
Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi theo hướng cầu Chương Dương. Đi qua cầu bạn theo đường Nguyễn Văn Cừ rồi chạy tiếp đi thành phố Bắc Ninh. Sau đó, bạn đi theo quốc lộ 18 hoặc theo quốc lộ 1A, đến nút giao giữa 2 đoạn đường này thì bạn chạy theo quốc lộ 18.
Bạn chạy dọc theo quốc lộ 18 sẽ tới được đền Trình Yên Tử. Từ đây bạn có thể đi xe lên núi luôn hoặc dừng lại thắp hương. Chú ý tiếp nhiên liệu cho phương tiện.
- Cung đường thứ 2 bạn đi theo hướng Hà Nội-Hải Phòng:
Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn di chuyển theo quốc lộ 5 tới km 14 QL5 khoảng 94km là bạn đã đặt chân đến khu vực Quán Toan (Hải Phòng). Từ đây, bạn đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất (rẽ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã tư, tổng đoạn này 6km là bạn tới chân cầu Kiền.
Từ cầu Kiền bạn tiếp tục đi dọc theo GL10 để đến quốc lộ 18 rồi rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử. Tới đây, bạn đi thẳng 10km đường đèo là đến chân núi. Lưu ý đoạn đường này khá quanh co, nên đi chậm chú ý quan sát.
Xe khách hà nội yên tử
Nếu không muốn di chuyển bằng phương tiện riêng, du khách có thể tham khảo một số nhà xe chuyên chạy Hà Nội – Quảng Ninh như Kumo Việt Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh… Sau khi lên xe cần dặn tài xế cho xuống ở đền Trình, thành phố Uông Bí.
Từ đền Trình vào tới khu trung tâm Yên Tử khá dài, bạn nên bắt xe ôm, xe taxi hoặc di chuyển bằng xe bus Đền Trình – Yên Tử (chỉ hoạt động vào mùa lễ hội)…
Hành trình chinh phục Yên Tử
Đường lên Yên Tử dài bao nhiêu? Khoảng cách từ chùa Giải Oan đến chùa Đồng Yên Tử là hơn 6 km là quãng đường khá dài. Du khách có thể chọn di chuyển bằng đường bộ hoặc kết hợp đi cáp treo Yên Tử.
Giá vé tham quan Yên Tử là 40.000đ/ người.
Leo núi Yên Tử bằng đường bộ
Đường đi Yên Tử
Hành trình leo núi Yên Tử của du khách bắt đầu từ chùa Giải Oan đến chùa Đồng Yên Tử theo hệ thống: Chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên – Cụm Tháp Hòn Ngọc – khu Tháp Tổ – chùa Một Mái – am Ngự Dượng, am Thung – chùa Bảo Sái – chùa Vân Tiêu, Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tượng An Kì Sinh – chùa Đồng.
Chùa Đồng là ngôi chùa cao nhất trên dãy Yên Tử. Tương truyền, đây là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thường ngồi thiền, sau là chùa Đồng Yên Tử.
Thời gian leo núi Yên Tử tối thiểu là 6 tiếng, du khách cần chuẩn bị đồ dùng như nước uống, balo… để chuyến hành hương được trọn vẹn.
Di chuyển bằng cáp treo Yên Tử
Hệ thống cáp treo Yên Tử được phân ra thành 2 chặng là Hoàng Long và Bạch Long. Cáp treo Yên Tử được xây dựng năm 2001, nâng cấp đồng bộ năm 2008.
Chặng 1 Hoàng Long (dài 1,2 km): từ chùa Giải Oan đến gần tháp tổ Huệ Quang. Từ trên cáp treo, du khách sẽ được thưởng thức trọn vẹn cảnh sắc Yên Tử từ trên cao.
Chặng 2 Bạch Long (dài 800 m): từ chùa Một Mái đến tượng An Kì Sinh.
Giá vé cáp treo Yên Tử khứ hồi 2 tuyến, từ tháng 5/ 2019 là 350.000đ/ lượt. Nếu muốn tách 2 chặng cáp treo, du khách có thể chọn mua vé lẻ, tuy nhiên, giá sẽ đắt hơn khi so với vé khứ hồi 2 tuyến.
Đối tượng miễn, giảm giá vé cáp treo:
Tăng, ni
Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND / thẻ người cao tuổi)
Thương binh (có thẻ thương binh)
Trẻ em cao dưới 1,2m
Hướng dẫn mua vé: du khách đi bộ từ bến xe đến thẳng sân ga cáp treo để mua vé trực tiếp, không qua trung gian.
hà nội yên tử (Quảng Ninh) bao nhiêu km, địa danh Chùa Yên Tử không còn là cái tên xa lạ với những người theo Phật và không phải ai cũng nắm chắc đường đi Yên Tử. Từ Hà Nội đi Yên Tử có nhiều cách đi và tuyến đường đi khác nhau cần phải biết.
Từ Hà Nội đi Yên Tử (Quảng Ninh) bao nhiêu km?
Yên Tử là một ngọn núi cao hơn nghìn mét thuộc tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây là vùng đất linh thiêng, mỗi năm đón tiếp hàng ngàn Phật tử trên khắp cả nước đến tham quan và dâng hương cầu một năm bình an, làm ăn thuận lợi. Cảnh quan ở Yên Tử mang những vẻ đẹp riêng của rừng núi, suối Giải Oan chảy từ đỉnh núi xuống. Không những vậy, không khí nơi đây rất trong lành mang đến cảm giác bình yên, thanh thản cho người đến tham quan.
Từ Hà Nội đi Yên Tử (Quảng Ninh) như thế nào?
Từ Hà Nội đến Yên Tử phải đi một quãng đường khoảng 130km, bạn có thể đi xe khách hoặc phương tiện cá nhân để di chuyển.
Nếu bạn đi xe khách, từ bến xe ở Hà Nội bắt các tuyến xe có lộ trình từ Hà Nội – Hạ Long như Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh… đều đi qua Yên Tử. Bạn có thể đi tham quan trong ngày các địa điểm đẹp ở Yên Tử. Thời gian di chuyển khoảng 4h đồng hồ. Lưu ý cho việc đi xe khách là bạn nên nói lái xe cho xuống ở đền Trình Yên Tử, rồi bạn bắt tiếp một tuyến xe bus ở ngay ngã 3 giao giữa quốc lộ 18 để đến chân núi Yên Tử.
Nếu bạn muốn di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì cũng có một số tuyến đường để bạn có thể đến nơi nhanh chóng, như sau:
Tuyến đường thứ nhất dài khoảng 119 km theo hướng Hà Nội – Bắc Ninh:
Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn di chuyển theo hướng cầu Chương Dương. Tiếp tục bạn đi thẳng theo đường Nguyễn Văn Cừ rồi chạy tiếp đi thành phố Bắc Ninh. Sau đó bạn đi theo quốc lộ 18 hoặc đi tho quốc lộ 1A. Đến nút giao giữa 2 đoạn đường này thì bạn chạy theo quốc lộ 18.
Chạy thẳng theo quốc lộ 18 sẽ tới được đền Trình Yên Tử. Từ đây bạn có thể đi xe lên núi luôn hoặc dừng lại thắp hương. Hãy đảm bảo nhiên liệu cho phương tiện cá nhân của bạn. Tổng thể đoạn đường này cũng không khó đi nhưng bạn chú ý đoạn giao cắt giữa 2 quốc lộ 18 và 1A là được.
Tuyến đường thứ 2 bạn đi theo hướng Hà Nội – Hải Phòng:
Từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn di chuyển theo quốc lộ 5 tới km 14 QL5 khoảng 94km là bạn đã đặt chân được đến khu vực Quán Toan (Hải Phòng). Từ đây, bạn đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất (rẻ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã tư, tổng đoạn này 6km là bạn tới chân cầu Kiền.Từ cầu Kiền bạn tiếp tục đi dọc theo QL10 để đến quốc lộ 18 rồi rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử. Tới đây, bạn đi thẳng khoảng 10km đường đèo là đến chân núi. Lưu ý cho chặng đường này là đường đèo khá quanh co, nên đi chậm chú ý quan sát.
Đến Yên Tử, bạn sẽ được tham quan 6 ngôi chùa cổ kính, đầu tiên là chùa Giải Oan ở dưới chân núi, tiếp theo là chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu và cao nhất là chùa Đồng ở độ cao 1.068m.
Bạn có thể tự leo lên chùa Đồng hoặc đi cáp treo. Nếu đi bộ bạn sẽ được thưởng thức cảnh đẹp hai bên núi với những rừng tùng cổ thụ 700 năm tuổi. Bên cạnh đó, bạn còn được nhìn những cây đại cổ thụ 700 năm không hoa không lá, chỉ toàn thân rêu phong phủ kín làm khung cảnh thêm phần trầm mặc.
Trên đây là kinh nghiệm đi hà nội yên tử mà mình đã sưu tầm. Hy vọng sẽ mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích cho chuyến đi hành hương chinh phục chốn Phật Tổ linh thiêng ở Việt Nam. Đừng quên lưu lại những kỉ niệm đáng nhớ khi bạn đến đây nhé. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời với chuyến hà nội yên tử nhé.