Blog

Hà nam có đặc sản gì

 Hà Nam – Mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống Cách mạng, cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội. Cùng mình giới thiệu về Hà Nam và cùng tìm hiểu xem hà nam có đặc sản gì nhé.

1.Vị trí địa lý

Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên 86.193 ha; có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội 58 km, tương lai không xa sẽ trở thành phố vệ tinh của Hà Nội. Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài.

2.Đặc điểm địa hình

Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng. Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng; cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Vùng đồng bằng có diện tích đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu, là tiền đề để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịch sinh thái. Địa hình đó là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, với hướng kết hợp kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng đồi núi

3.Khí hậu

Hà Nam cũng như các tỉnh đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến. Nhiệt độ trung bình khoảng 230C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,10C và cao nhất là tháng 6 khoảng 290C. Tổng giờ nắng trung bình khoảng 1.100 – 1.200 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.700 – 2.200 mm, song lượng mưa không đều tập trung 70% lượng mưa cả năm vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10); mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, ít mưa khô lạnh.

   Đến Hà Nam mua gì làm quà? hà nam có đặc sản gì? Đó chắc chắn là thắc mắc của nhiều du khách khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất Hà Nam, để khám phá, thưởng thức và cảm nhận nét đặc trưng  mang đậm tình quê, hồn đất nơi đây. Hãy cùng chúng tôi khám phá 7 đặc sản Hà Nam đáng mua về làm quà.

Rau Sắng Ba Sao

Rau sắng là một thực phẩm có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, còn được coi như là một loài cây dược liệu, mọc chủ yếu ở địa hình cao, vùng núi đá vôi cao, hoặc đồi núi thấp. Ở Hà Nam rau sắng thường mọc tự nhiên ở các vùng núi đá vôi, đặc biệt rau sắng nơi đây được đánh giá là ngon không đâu sánh bằng. Mùa rau sắng thường bắt đầu từ tháng Giêng đến hết tháng Tư âm lịch, hiện nay Rau sắng đã trở thành rau thương phẩm ở hai huyện miền núi Kim Bảng và Thanh Liêm có giá trị dinh dưỡng sử dụng và kinh tế cao, nhu cầu rất lớn.

Rau sắng sử dụng lá non, đọt thân, hoa và quả để chế biến. Lá sắng xanh thẫm, bóng mỡ. Đem lá non, đọt thân nấu canh với cá, thịt lợn, hay tôm nõn… dậy lên vị ngon đặc biệt. Với những người sành ăn, họ thích ăn canh suông. Nấu lá sau với nước, thêm chút muối, chỉ cần vậy là có bát canh tinh khiết, trong lành, chứa bao tinh túy của đất trời. Rau sắng có những chồi hoa, được gọi là rồng rồng, là phần quý, đem nấu canh hoặc xào thịt bò, đậm đà, ngọt mát khó tả.

Cá kho Nhân Hậu

Là một món cá kho đặc biệt, cao cấp nhất của Làng vũ Đại, Cá kho Tiến Vua hiện thực lại hình ảnh một món ăn nhân dân tiến lên nhà vua đời Trần. Món cá kho vừa ngon mà sang trọng, là món quà biết thực sự rất ý nghĩa thiết thực trong những ngày lễ tết hiện nay.

Cá kho Nhân Hậu là món cá trắm đen kho với rất nhiều các loại gia vị. Món ăn này không phải ai cũng làm được, theo các nghệ nhân kho cá ở đây chia sẻ rằng muốn kho được niêu cá ngon thì phải có cái nhìn chuẩn xác, phải có sự khéo léo trong cách làm món ăn. Để có được một nồi cá ngon thì đó quả quá trình tỉ mỉ đi kèm bí quyết riêng của người Nhân Hậu. Cá không khô hoặc không ướt quá, vị thơm ngậy, thịt cá chắc, màu sắc đẹp. Mùa đông ăn cơm với cá kho làng vũ đại thì quả là không còn gì thú bằng. Ăn một bát rồi lại muốn ăn một bát nữa, đến lúc no rồi vẫn thấy thèm thuồng, tiếc ngẩn ngơ sao lại có thứ cá kho ngon đến thế. Một miếng mà đủ cả vị thơm của cá, ngậy của thịt mỡ, vị cay cay của riềng, vị chua của chanh, chay, khế. Nhất là ngày Tết, ăn cá kho với bánh chưng thì quả là sự kết hợp tuyệt mỹ.

Mắm cáy Bình Lục
Hà Nam không chỉ nổi tiếng là quê hương gạo, mà còn nổi tiếng bởi một loại mắm đặc biệt có vị hăng hăng, cay cay, thơm thơm. Đó là mắm cáy đặc sản Hà Nam, trên địa bàn tỉnh Hà Nam cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng….nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục.

Quýt Lý Nhân

Lý Nhân, Hà Nam là một huyện nằm ven sông Hồng, được phù sa của con sông bồi đắp nên có đất đai màu mỡ.Giống quýt tiến vua này đã có từ đời nảo, đời nào trên đất Văn Lý (Lý Nhân, Hà Nam) chẳng ai nhớ rõ, nhưng các cụ bảo lịch sử của nó không dưới vài trăm năm, khởi đầu từ một cây “quýt tổ” rồi lan ra cả làng, cả xã.

Đây từng là vật phẩm dùng để cung tiến lên vua dưới chế độ phong kiến xưa nên còn được gọi là quýt tiến, cùng với giống chuối Ngự của làng Đại Hoàng Quýt hương có vị ngọt dịu, mùi thơm khó có thể lẫn mà nếu bóc vỏ, dù có vầy vò tay mấy lần dưới nước mùi thơm đó cũng không hết. Khác với các giống quýt của địa phương khác, quýt hương quả dẹt, vỏ giòn, mỏng vừa phải, khi chín màu vàng ươm.

Chuối ngự Đại Hoàng

Làng Ðại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Chuối ngự không để chín cây mà phải giấm rất kỳ công.

Lò giấm vách đất, chứa đựng mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu. Mùa chuối ngự chín, hương thơm tỏa đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa ví quả chuối như “búp tay cô gái” kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm. Vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi

Rượu làng Vọc

Làng Vọc thuộc xã Vũ Bản Bình Lục Hà Nam, một làng quê vùng chiêm chũng. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông và nấu rượu truyền thống. Rượu làng Vọc cũng là đặc sản tiến vua giống như Chuối Ngự Đại Hoàng.

Rượu làng Vọc được nấu bằng loại gạo đặc sản ủ với men ta gồm 36 vị thuốc bắc nấu với gạo nếp.Để có được một mẻ rượu ngon thì gạo nấu rượu phải là nếp cẩm hay nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám, sau thu hoạch tầm 3 tháng trở lại là vừa. Người già trong làng bảo rằng, một trong những yếu tố làm nên hương vị đặc trưng của rượu Vọc chính là do làng Vọc được thiên nhiên ưu đãi một nguồn nước trong lành và mát lịm.
Rượu làng Vọc có hương thơm nức, vị đậm đà, ngọt lịm giống như cái tình của người dân nơi đây vậy.

Bánh đa Kiện Khê

Không ai rõ nghề làm bánh đa ở Kiện Khê có từ bao giờ, chỉ nghe các cụ kể lại là làng nghề đã tồn tại, phát triển trên một thế kỷ.Qua tìm hiểu được biết, sở dĩ bánh đa Kiện Khê được nhiều người yêu thích là bởi bánh thơm, giòn, béo ngậy và đậm đà hơn những nơi khác. Có được điều đó là do thợ làm bánh kỹ càng, cẩn thận trong từng khâu chế biến, đặc biệt là việc chọn gạo và một số nguyên liệu khác như vừng, lạc, dừa…

Ở Kiện Khê có nhiều hộ làm bánh nhưng mỗi cơ sở, mỗi gia đình lại có một bí quyết riêng trong cách pha chế bột, sử dụng gia vị… để tạo ra sản phẩm đặc trưng của mình. Có người thì pha thêm chút bột mỳ cho có độ nở, phồng, có hộ thì chỉ sử dụng gạo nguyên chất để bánh giữ được độ ngậy và thơm lâu hơn. Tuy nhiên, để có một chiếc bánh đa ngon, người làm bánh vẫn cần phải chọn loại nguyên liệu chất lượng nhất và phải trải qua nhiều công đoạn như ngâm gạo, xay bột, tráng bánh, nướng bánh, phơi bánh. Tùy theo sở thích của khách hàng, ngoài vừng, lạc giã dập được rắc kín mặt bánh, người ta còn rắc thêm dừa thái sợi để tăng thêm vị bùi, béo cho bánh.

Cá kho làng Vũ Đại

Làng Vũ Đại đi vào văn học hiện thực Việt Nam trong những trang giấy thấm đẫm đời thường của nhà văn Nam Cao gợi những nỗi buồn man mác về những kiếp người qua truyện ngắn Chí Phèo, Lão Hạc. Ngày nay, ghé thăm làng Vũ Đại, du khách còn được biết đến món cá kho thơm ngon nức tiếng khắp vùng.

Cá kho làng Vũ Đại chẳng biết có tự bao giờ nhưng ngày nay đã có một công thức, bí quyết riêng vô cùng cầu kỳ. Cá trắm đen làm sạch, ướp các loại gia vị như riềng, gừng, nước cốt chanh, nước cua đồng,… rồi kho bằng niêu đất trong suốt nhiều giờ liền. Cá kho làng Vũ Đại có màu cánh gián, thịt cá rắn chắc, bên trong có màu trắng, xương cá xốp mềm, không tanh và có hương thơm, mùi vị cay cay của riềng, gừng và vị béo ngậy của cá trắm.

 Cá đối Tam Chúc

Là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích rộng nhất nước ta, hồ Tam Chúc ở Hà Nam có rất nhiều loại thủy sản quý hiếm sinh sống. Trong đó phải kể đến cá đối – loài cá có thịt vừa béo vừa ngọt nên rất được ưa thích. Cá đối nướng, cá đối om dưa, cá đối nấu riêu,… đều rất hấp dẫn.

Bánh cuốn hoa cải

Bánh cuốn là một món ăn chắt chiu từ những hạt gạo nơi miền quê đồng bằng Bắc Bộ này. Những lớp bánh cuốn mỏng tanh, óng ả, thơm gạo, thơm hành mỡ đến là hấp dẫn, ăn kèm với chả nóng, nước chấm cay ngọt, đu đủ thái lát mỏng, ướp tỏi, đường, ai cũng khó lòng mà chối từ.

Chuối ngự Đại Hoàng

Chuối ngự Đại Hoàng có hương vị ngon thơm, vị ngọt đậm đà và mùi thơm nồng nàn khó tả, đặc biệt còn có vẻ ngoài rất đẹp. Loại chuối tiến vua này được xem là một phần cuộc sống của người dân bên bờ sông Châu trù phú, hương thơm cuốn hút và lưu luyến kẻ đến người đi.

Bánh chưng làng Đầm

Là một trong 5 làng nghề gói bánh chưng nổi tiếng miền Bắc, bánh chưng làng Đầm đã có truyền thống hàng trăm năm. Bánh chưng nơi đây dùng nước mưa luộc bánh, nồi luộc nhất thiết làm bằng tôn. Chính bí quyết đơn giản đó tạo nên vị thơm ngon, bánh giữ được lâu.

Để trả lời cho câu hỏi hà nam có đặc sản gì?  Trên đây là tổng hợp những đặc sản nổi tiếng của Hà Nam mà các bạn có thể chọn đem về làm quà cho người thân, bạn bè trong chuyến du lịch của mình nhé!

 

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775