Du lịch lạng sơn 3 ngày 2 nên đi đâu, ăn gì, chơi gì? là một trong những điều được các tín đồ đam mê du lịch săn đón. Vậy cần có những sự chuẩn bị như thế nào khi du lịch lạng sơn 3 ngày 2. Hãy cùng RONG BA TRAVEL tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu về Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh với Địa hình đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh.Dạng địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển.
Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố 31 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.
Lạng Sơn hay còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 180-200km.
Địa hình đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh.Dạng địa hình phổ biến là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển.
Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố 31 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.
nơi đây là biên cương của Tổ quốc, là mảnh đất rất thiêng liêng trong tâm thức mỗi người dân đất Việt, là cửa ngõ phía bắc của Tổ quốc, phía bắc giáp Cao Bằng, phía đông.
Phía đông nam giáp Trung Quốc, phía nam giáp Quảng Ninh, phía nam giáp Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp Bắc Kạn.
Có diện tích tự nhiên 8.305,21 km2, 231,74 km giáp địa bàn của dân tộc Choang tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, có hai cửa khẩu quốc tế và đường sắt, một cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ
. Là nơi hội tụ của các dân tộc anh em với các dân tộc chính như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Sán Chay với các phong tục tập quán, dân ca then, then, đàn tính. hát then, đàn tính… làm say lòng người, những phiên chợ vùng cao, những sắc màu trang phục truyền thống, những làn điệu dân ca mang đậm bản sắc dân tộc…
Du lịch lạng sơn 3 ngày 2 nên đi đâu?
Nơi đây là nhắc tới một vùng đất lịnh thiêng với bề dày lịch sử.
Nhắc tới vùng đất phía phía Đông Bắc Việt Nam này có lẽ nơi đầu tiên mọi người nghĩ đến chính là Mẫu Sơn, nơi thường xuyên xuất hiện băng tuyết và thu hút rất nhiều khách du lịch. Tuy nhiên mảnh đất này còn có nhiều vô cùng những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử khác mà chắc nhiều bạn chưa từng biết.
Và nếu bạn có cơ hội du lịch 3 ngày hai đêm ở nơi đây chắc chắn bạn sẽ khám phá ra rất nhiều danh lam thắng cảnh nơi đây sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm mới về nơi này.
Bắc Sơn
Ngày thứ nhất có lẽ nơi bạn nên tới thăm đầu tiên đó chính là Bắc Sơn.
Đến với Bắc Sơn có lẽ bạn sẽ phải dành cả ngày ở nơi đây để có thể đi và trải nghiệm hết vẻ đẹp của nơi đây. Nơi đầu tiên mà có lẽ bất cứ ai đến đây cũng nên tham quan và trải nghiệm nó chính là núi Nà Lay.
Đỉnh núi Nà Lay ở độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, đây là địa điểm mà hầu hết khách du lịch Bắc Sơn đều đặt chân đến, bởi rất lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn tuyệt đẹp từ trên cao, nhất là vào lúc hoàng hôn và bình minh đầy mê hoặc.
Với 1.200 bậc thang đá cheo leo, ai quen leo núi sẽ mất chừng 30 phút, còn lại có thể loay hoay khoảng 1 giờ sẽ lên đến đỉnh. Và rồi cảnh sắc từ trên đỉnh Nà Lay sẽ là món quà xóa đi mọi vất vả, mệt mỏi trước đó.
Nơi đây còn có trạm vi-ba để bạn có thể nghỉ ngơi trong lúc săn ảnh…
Thung lũng hoa Bắc Sơn
Điểm đến tiếp theo có lẽ là nơi mà bất cứ cô gái nào cũng muốn đến đó chính là thung lũng hoa Bắc Sơn.
Thung lũng hoa Bắc Sơn nằm ở thôn Lân Khoang, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn đã trở thành một điểm hẹn lý tưởng cho những người yêu hoa ở vùng Đông Bắc bởi những loài hoa rực rỡ sắc màu, đua nhau khoe sắc cùng những cánh đồng hoa bất tận chạy dài dưới chân những ngọn núi hùng vĩ.
Đây có lẽ là điểm đến lý tưởng cho những cô nàng đam mê chụp ảnh. Và nếu là một người đam mê du lịch chắc hẳn bạn đã nghe qua cái tên tâm giác mạch, vậy thì vườn hoa Tam Giác Mạch tại thị xã Trấn Yên , Bắc Sơn chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Và để đến được vườn hoa bạn sẽ phải băng qua các nương ngô, ruộng lúa của bà con dân tộc nơi đây. Chắc chắn điều này sẽ mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị đó.
Là một địa điểm ở vùng núi nên buổi tối hầu như sẽ không có những điểm vui chơi vào ban đêm nên có lẽ bạn nên nghỉ ngơi và bắt đầu chuyến du lịch ngày thứ hai của mình tại nơi đây.
Chùa Tam Thanh
Nếu bạn đã nghe qua ca dao Việt Nam về Lạng Sơn thì có lẽ điểm đến tiếp theo bạn nên tới đó chính là Chùa Tam Thanh nơi mà ai biết đến ca dao Việt Nam đều biết đến nơi này qua câu ca dao “ Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh)
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử chùa Tam Thanh vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có thu hút các du khách gần xa.Trong động Tam Thanh còn có một tượng phật A Di Đà lớn mang phong cách mềm mại, uyển chuyển thời Lê – Mạc.
Bên dưới chân tượng có điện Tam Bảo và hồ Âm Ti quanh năm trong xanh với những khối thạch nhũ do thiên nhiên kiến tạo kì vĩ và sinh động.
Ngoài là danh lam thắng cảnh chùa Tam Thanh còn được biết đến bởi những giá trị văn hóa. Hiện trong chùa cũng lưu lại rất nhiều những văn bia phong phú của các nhà văn, nhà thơ qua các thời kì lịch sử.
Chùa Tam Thanh chính là một nơi du lịch tâm linh đáng để đến nếu như bạn đặt chân đến Lạng Sơn.Đến đây rồi có lẽ bạn không thể bỏ qua chợ Đông Kinh và chợ đêm Kỳ Lừa.
Chợ Đông Kinh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn. Chợ Đông Kinh với 3 tầng, tầng 1 bán đồ điện tử, tầng 2 bán hàng tạp hóa, tầng 3 bán hàng thời trang.
Trong lịch sử đô thị cổ lạng sơn khu vực chợ Đông Kinh thuộc “Bạc dịch trường Vĩnh Bình” vốn là nơi trao đổi thương mại của thương gia hai nước Việt – Trung.
Ngày nay chợ được xây dựng khang trang, cảnh mua bán tấp nập người xe bên dòng Kỳ Cùng uốn lượn. Đây là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn khi đến với mảnh đất này.
Chợ Đêm Kỳ Lừa
Chợ Đêm Kỳ Lừa mở cửa từ 8h đến 22h chuyên bán các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch, không chỉ thuần túy là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ kết bạn thể hiện bằng những nét văn hóa cổ truyền một cách sống động.
Chợ mang đậm bản sắc miền biên cương sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Mẫu Sơn
Ngày cuối cùng bạn nên làm gì? Tất nhiên là tới Mẫu Sơn. Mẫu Sơn được biết đến là khu nghỉ dưỡng từ thời Pháp thuộc với hàng chục ngôi nhà cổ được xây dựng, bây giờ bị bỏ hoang.
Trong khi các điểm du lịch khác được đầu tư và thu hút đông du khách thì Mẫu Sơn lại “buồn tẻ”, vì thế mà nhiều người làm du lịch ví Mẫu Sơn như “nàng công chúa” ngủ trong rừng.
Một vài năm gần đây, do Mẫu Sơn thường xuyên xuất hiện tuyết và băng giá mỗi khi không khí lạnh về nên nơi đây cũng thu hút thêm được khá nhiều khách du lịch vào… giữa mùa đông, trong đó phần lớn là các bạn trẻ tìm đến phượt Mẫu Sơn như một địa điểm mới đầy thú vị.
Do hội tụ nhiều yếu tố độc đáo về cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học làm cho Mẫu Sơn trở thành danh thắng nổi tiếng, được ví như “cảnh tiên giữa trần”, như Sa Pa thứ hai của miền Bắc Việt Nam.
Linh địa – Đền cổ Mẫu Sơn
Bên cạnh những giá trị về tự nhiên, Mẫu Sơn còn đặc biệt hấp dẫn bởi những giá trị về văn hóa tâm linh và bản sắc văn hóa dân tộc thuần khiết của cộng đồng các dân tộc sinh sống nơi đây. Trong văn hóa tâm linh, khu
Linh địa – Đền cổ Mẫu Sơn nằm ở nơi “đắc địa” giữa Núi Cha và Núi Mẹ tại thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình đã trở thành huyền tích bí ẩn.
Nhân dân quanh vùng Mẫu Sơn vẫn truyền tụng nhiều chuyện kể, huyền tích, huyền thoại về khu Linh địa – Đền cổ này, trong đó có câu chuyện khá ấn tượng là huyền tích về “những phiến đá thiêng rỉ máu”.
Mẫu Sơn còn là vùng đất có nhiều giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc Tày, Nùng, Dao sinh sống xung quanh khu vực được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Trong đó phải kể đến lễ cấp sắc, lễ cầu mùa, tục thờ cúng tổ tiên, thờ thổ công thần núi, thờ cúng núi Phặt Chỉ; trang phục, kiến trúc nhà trình tường và các làn điệu dân ca như Pảo Dung, thổi khèn Pí Lè của người Dao Lù gang; lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) và những làn điệu then đàn tính tẩu, hát sli, lượn của người Tày, Nùng.
Mẫu Sơn còn nổi tiếng với nét văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc có tính chất, đặc trưng rất riêng như rượu được chưng cất từ men lá, mật ong, chanh rừng, đào và chè tuyết từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên các đỉnh núi cao.
Món ăn đặc sản
Đến với Lạng Sơn ngoài để tham quan, chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh nơi đây bạn cũng nên thưởng thức những món ăn, những đăc sản mang đậm nét văn hóa của những người dân tộc ở nơi đây.
bánh áp chao Cao Bằng
Món đầu tiên mà bạn nên thử qua đó chính là bánh áp chao Cao Bằng. Đây là lọa bánh làm từ gạo nếp và gạo tẻ, thơm như bánh rán và nhân chính là vịt chao nổi tiếng của người dân địa phương.
Trong cái chiều thu se lạnh nhấp chút rượu Mẫu Sơn và nhâm nhi miếng bánh chao , xuýt xoa trước cái cay của ớt của gừng mới cảm nhận được hết cái thú của ẩm thực xứ Lạng.
Vịt quay
Một món nữa mà mỗi khi nhắc đến Lạng Sơn là người ta sẽ nghĩ ngay đến đó chính là vịt quay. Thịt vịt mềm ngọt với lớp da giòn rụm cùng với mùi đặc trưng của lá móc mật sẽ cho bạn một cảm giác không bao giờ quên khi thưởng thức món ăn này.
Đây cũng còn rất nhiều món đặc sản mà bạn không thể bỏ qua khi tới đây đó chính là phở chua, bánh cuốn trứng, đào Mẫu Sơn, bánh cao sằng , nem nướng Hữu Lũng,… Vừa được chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây vừa được thưởng thức những món ăn đặc sản mang đậm nét văn hóa của những người dân tộc nơi đây chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một chuyến đi khó quên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về du lịch lạng sơn 3 ngày 2. Hi vọng bài viết của RONG BA TRAVEL đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Chúc bạn có một chuyến đi an toàn và ý nghĩa!