Blog

Du lịch chùa hương mùa hè

Chùa Hương Sơn hay còn được gọi là chùa Hương, là một quần thể chùa nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, du khách không chỉ được cầu an, vãn cảnh chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị

Chùa Hương – địa điểm du lịch tâm linh không quá xa lạ với người dân miền Bắc. Mỗi năm vào dịp lễ hội đầu năm, chùa Hương thu hút hàng nghìn lượt khách về tham quan, vãn cảnh, cầu may… không tránh khỏi cảnh đông đúc, ồn ào… Nhiều du khách thường chọn du lịch chùa hương mùa hè để tận hưởng không gian thanh bình chốn linh thiêng.

 

Kinh nghiệm du lịch chùa hương mùa hè

Nếu đã chán ngán cảnh chen chúc, chộp giật, bon chen mùa lễ hội chùa Hương. Du khách hãy thử đến chùa Hương “mùa không hội”  như du lịch chùa hương mùa hè để tận hưởng không gian bình yên, thanh tịnh, phong cảnh sơn thủy hữu tình mộc mạc cùng giá dịch vụ cực phải chăng ở đây.

 

Thời tiết chùa Hương mùa hè

Mùa hè của Hà Nội đặc trưng với kiểu thời tiết nền nhiệt độ tăng cao, mưa nhiều. Tuy nhiên, khu vực chùa Hương với sự điều tiết của suối Yến, lại nằm gần rừng, nền nhiệt độ tại đây thường thấp hơn so với khu vực nội thành Hà Nội. Nhiều du khách thường chọn du lịch chùa hương mùa hè vừa kết hợp vui chơi, thư giãn trong không khí mát lành ngày cuối tuần; vừa kết hợp tham quan, vãn cảnh cầu may.

Từ nội thành Hà Nội, du khách có thể chọn đi bằng phương tiện riêng đến chùa Hương hoặc di chuyển bằng phương tiện công cộng như xe khách, xe bus…

Hành trình tham quan chùa Hương bắt đầu từ bến đò suối Yến. Nếu chọn tham quan tuyến chính, du khách sẽ di chuyển theo hệ thống: Đền trình ( Ngũ Nhạc Linh Từ) , Chùa Thiên Trù, chùa Tiên Sơn, chùa giải Oan, đền Cửa Võng, Động Hương Tích ( Động Chính), động Đại Binh, động Hinh Bồng. Di chuyển bằng đò, cáp treo (hoặc đi bộ).

Khám phá kinh nghiệm du lịch chùa hương mùa hè cùng những chia sẻ chi tiết nhất về hành trình khám phá chùa Hương mùa “không hội”, thưởng thức các đặc sản chùa Hương dân dã và những thông tin thật nhất cho chuyến du lịch chùa Hương.

 

Tại sao nên đi du lịch chùa hương mùa hè

Vãn cảnh mùa “không hội”

Nếu bạn đã đủ ngắn ngẩm với cảnh chen lấn, đông đúc, ồn ào, hãy chọn cho mình một chuyến đi chùa Hương mùa không hội. Ưu điểm tốt là bạn sẽ được thư thả tận hưởng chuyến đò xuôi dòng suối Yến tham quan các điểm như chùa Thiên Trù, động Hương Tích, đền Trình Ngũ Nhạc, du khách có thể chọn các tuyến tham quan bằng thuyền như:

Tuyến 1 Hương Tích Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

Tuyến 2 Thanh Sơn Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.

Tuyến 3 Long Vân Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.

Tuyến 4 Tuyết Sơn Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

 

Địa điểm tốt để tránh cái nóng mùa hè

Nếu bạn đang ngán ngẩm cái nóng hừng hực như trên chảo lửa trong đô thị, nên chọn chuyến du lịch chùa hương mùa hè để hòa mình vào không khí trong lành của đất trời nơi đây. Thời tiết chùa Hương nổi tiếng là mát mẻ quanh năm, có những dòng sông, suối chảy quanh danh thắng giúp dịu bớt không khí nắng nóng, đây cũng là địa điểm du lịch cuối tuần rất thích hợp.

 

Không lo bị “chặt chém”

Đi vào mùa lễ hội, bạn chắc chắn sẽ gặp một vấn nạn rất hay có ở các lễ hội – nạn “chặt chém” giá cả của dịch vụ như thuê thuyền, khách sạn, nhà hàng sẽ tăng khá cao, có khi là gấp đôi. Thế nhưng nếu lựa chọn đi du lịch chùa hương mùa hè, bạn sẽ không phải lo nếu bạn không phải là người giỏi mặc cả. Bạn có thể tham khảo giá dịch vụ chùa Hương dưới đây:

Vé tham quan thắng cảnh 80.000đ/người

Vé đò thuyền là 50.000đ/khách/ tuyến

Giá vé cáp treo đi từ chùa Thiên Trù đến động Hương Tích:Người lớn khứ hồi:  180.000đ/vé, 1 chiều:  120.000đ/vé;Trẻ em khứ hồi: 120.000đ/vé, một chiều: 90.000đ/vé.

 

Vị trí “sát rạt” các điểm du lịch khác

Từ chùa Hương, bạn chỉ mất từ 15 đến 20 phút di chuyển ra một số điểm du lịch quanh đấy như hồ Quan Sơn sen nở kín hồ vào hè, tận hưởng không khí mát mẻ, hương thơm trong trẻo của đầm sen.

Nếu muốn kết hợp chuyến du lịch chùa hương mùa hè cùng du lịch sinh thái dã ngoại, bạn có thể lên lịch tới khu du lịch sinh thái Đồng Mô cùng bạn bè tham gia các trò chơi dưới nước như đua thuyền, bơi… hoặc tham gia các hoạt động sinh thái dã ngoại như cắm trại ven hồ, tổ chức bữa tiệc BBQ hấp dẫn. Khu du lịch sinh thái Tam Chúc – Ba Sao cũng là lựa chọn cho chuyến du lịch kết hợp của bạn tới các điểm du lịch mang ý nghĩa văn hóa – lịch sử và thiên nhiên sơn thủy hữu tình ở Hà Nam.

 

Các điểm tham quan nổi bật tại Hương Sơn

Tại Hương sơn có dòng suối Yến được coi là một trong những nơi cho trải nghiệm tuyệt vời nhất của chuyến đi. Quãng đường suối Yến khoảng 65km.  Để thưởng thức được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng suối này hãy tìm về đây vào mùa thu. Khi đó, trời trong xanh, in bóng dòng nước trong vắt mát lành, cùng màu sắc tím hồng dịu dàng của hàng ngàn bông hoa súng nở khắp quãng đường đi. Hai bên đường đi là cảnh thiên nhiên đang thay lá, tĩnh lặng, nhẹ nhàng tất cả chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm với cảnh quan ở nơi đây.

Chùa Hương là quần thể thắng cảnh rải rắc trong thung lũng suối Yến. Trong đó, đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương tích được coi là 3 điểm đến đẹp nhất cũng như linh thiêng nhất mà bạn nên ghé qua.

Mùa vắng khách, xung quanh khu vực chùa Hương không khí rất dễ chịu, ít có cảnh chèo kéo du khách, hàng quán được dỡ bớt nên quang cảnh thanh bình, yên tĩnh. Theo quy định của ban quản lý, phí tham quan di tích mỗi du khách là 50.000 đồng, tiền đò 1 người là 40.000 đồng. Tiền gửi xe máy tùy vào gửi nhà dân, gửi ô tô là 40.000 đồng/xe.

Giá một chuyến đò là 240.000 đồng. Mỗi đò theo quy định chở tối đa là 6 người (trong mùa lễ hội con số này có thể lên tới 10-15 người/ đò). Vì thế nếu đi ít hơn 6 người mà muốn thuê nguyên đò, bạn phải trả đủ số tiền cho 1 chuyến đó, nếu nhiều hơn 6 người thì phải trả thêm 40.000 đồng/người. 

Miền Bắc một ngày mùa mùa hè, gió nhè nhẹ, trời nắng, không khí trong lành, cảm giác ngồi trên thuyền trôi êm trên dòng suối Yến quả thật vô vùng tuyệt vời. Cô lái đò chèo thuyền bằng tay, chỉ có tiếng khua mái chèo nhè nhẹ, không gian xung quang gần như tĩnh lặng, rất thú vị.

Thi thoảng trên dòng suối Yến có chiếc thuyền bán hàng rong di động với đủ thứ hoa quả, đồ ăn khô, café đóng hộp hay thậm chí cả café phin. Đó là một trải nghiệm thú vị với cốc café phin “công nghiệp” giá 20.000 đồng. Điểm dừng chân đầu tiên là đền Trình, người lái đò sẽ dừng ở đây để bạn vào làm lễ thắp hương, cầu khần. Sau đó lại thong dong trên suối Yến để tới chùa Thiên Trù (cách đền trình khoảng 4km). 

Mùa này đã vào mùa cạn, nên suối Yến khá trong, có thể nhìn xuyên xuống đáy, thi thoảng nhìn rõ cả những chú cá nhỏ đang bơi lội xung quanh nhưng đám rong. Hai bên bờ suối còn nhiều lau lách. Một số chỗ là cánh đồng sen đã tàn. Cô lái đò kể những chỗ trồng sen kia trước đây là cánh đồng lúa. Nhưng do có quá nhiều ốc biêu vàng nên lúa không sống được, thay vào đó là sen. Vào mùa hè, có thể vào đây ngắm hoa, chụp ảnh thoải mái, còn mua sen thì có thể tìm số điện thoại được lưu vào một cái cột cắm trên cánh đồng.

Khi tới gần cây cầu màu đỏ bắc qua suối Yến, có một đoạn lạch khá rộng, nhìn vào bên trong rất nhiều hoa súng đang nở. Cô lái đò gợi ý, đây là đoạn duy nhất có nhiều hoa súng tại suối Yến, nhưng sẽ phải mất 30.000 đồng/thuyền cho người dân trên bờ để họ cho vào. “Gọi là phí chăm nom, giữ gìn thôi”, cô lái đò nhấn mạnh.

Đoạn lạch này dài khoảng 50m, hoa súng mọc dày, nở rất đẹp. hai bên bờ lạch là những hàng cây đã rụng hết lá, khẳng khiu trơ trọi, xa xa, thi thoảng có đám khói mờ mờ do ai đó đang dọn lau lách tạo nên bức tranh hữu tình. “Quả đáng đồng tiền, nếu được đầu tư thêm, thì địa điểm này cũng thu hút đông khách chả kém gì những tiểu cảnh nhân tạo đang làm mưa, làm gió ở Hồ Tây”, một người trong đoàn chúng tôi nhận xét.

 

Sau khi đã thỏa mãn ngắm cảnh và lưu lại được khá nhiều bức ảnh đẹp, chúng tôi tiếp tục hành trình tới chùa Thiên Trù. Tại đây, du khách sẽ có 2 phương án. Đầu tiên, có thể thăm Thiên Trù rồi đi đường bộ lên Hương Tích. Thứ 2, có thể đi cáp treo lên  Hương Tích, rồi về thăm chùa Thiên Trù. 

Mùa vắng khách, cáp treo không hoạt động liên tục mà cứ đợi đông đông người mới mở máy một lần. Điểm cần lưu ý là vé cáp treo được bán phía dưới khu vực đông hàng quán. Lên phía trên có điểm bán vé nhưng đóng cửa. Vì thế hãy chú ý tấm biển to phía dưới để đỡ mất công leo lên khu vực đi cáp treo lại phải chạy ngược lại mua vé. Giá cáp treo khứ hồi cho người lớn là 140.000 đồng, 1 chiều là 90.000 đồng, trẻ nhỏ giá giảm 1 nửa. 

 

Thưởng thức các món ăn đặc sản, dân dã

Khi tới du lịch chùa Hương, nơi đây có khá nhiều đặc sản để bạn thưởng thức. Tại đây bạn có thể ăn món bánh rau sắng, hoặc các món ăn chế biến từ rau sắng, đây là loại rau chỉ có ở vùng Hương Sơn này còn những nơi khác không có. Ngoài ra, vào mùa hè còn có món quả mơ rừng, mơ khá giòn và ngọt.

Bên cạnh đó, thông thường mọi người đi chùa thì nên ăn chay, không nên ăn các món mặn, nhưng nếu các bạn không để ý tới điều đó thì có thể thưởng thức các món ăn chế biến từ dê núi, bò, ngựa, nhím,.. Dọc đường có khá nhiều nhà hàng nhưng hãy hỏi giá cả trước để tránh bị ép giá cao.

Mơ chùa Hương

Quả mơ thường ra hoa vào cuối đông đầu xuân và cho thu hoạch quả vào những ngày đầu hè. Nếu du lịch chùa Hương mùa hè vào đúng mùa mơ, bạn đừng quên nhâm nhi thức quả chua ngọt này hoặc mua mơ về nhà ngâm mơ muối hoặc mơ đường làm thức uống giải khát mùa hè.

Bánh củ mài

Loại bánh giòn, ngọt nhẹ rất dễ ăn là món quà đặc sản chùa Hương chiều lòng nhiều người. Giá thành của loại bánh này khá rẻ, chỉ từ 10k đến 20k một gói, bánh củ mài có nhiều hình dạng khác nhau, mua cho trẻ con làm quà vặt rất thích hợp

Rau sang

Loại rau này là đặc sản chùa Hương được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị tự nhiên, thơm ngọt rất dễ ăn. Loài rau này còn có tên gọi khác là rau mì chính hay rau ngót rừng… dù chế biến đơn giản như nấu canh cho chút muối hay nấu với tôm, thịt đều rất ngon.

 

Đi du lịch chùa hương mùa hè cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị tư trang:

+ Quần áo, ô mũ phòng những ngày nắng.

+ Dép hoặc giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại và leo núi.

Chuẩn bị đồ lễ:

Vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ,… Tới đó bạn hoàn toàn có thể mua được những đồ trên nhưng do đặc thù sông nước vận chuyển khó khăn nên giá sẽ cao hơn bình thường do vậy để tiết kiệm lại được đồ ngon tốt nhất bạn nên đem từ nhà.

 

Lưu ý khi đi du lịch chùa hương mùa hè

Lưu ý khi đi đò

Xung quanh khu vực suối Yến có rất nhiều cò mồi bám theo bạn giới thiệu đi đò nhưng bạn không nên theo họ mà đi thẳng tới bến Đục, vào phòng bán vé vè mua vé. Khi mua cũng nên hỏi số lượng tối đa khách trên 1 thuyền để tránh tình trạng thuyền bị cò nhồi nhét khách. Các bạn cũng nên bồi dưỡng cho lái thuyền một ít tiền.

 

Lưu ý khi đi cáp treo chùa Hương

Giá cáp treo: 100.000/1 người với 1 chiều và 160.000/1 người với 2 chiều. Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với giá trên trời

 

Lưu ý mua sắm khi đi du lịch chùa Hương

+ Đối với hàng lưu niệm và đặc sản bạn nên mặc cả giá, khi mua kiểm tra số lượng và hạn dùng.

+ Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi mua bởi đồ ở đây chưa được qua kiểm nghiệm đâu.

 

Với những chia sẻ trên về kinh nghiệm du lịch chùa hương mùa hè chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có thêm những hành trang bổ ích cho chuyến hành trình sắp tới.

 

 

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775