Yên Tử là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng hàng đầu ở miền Bắc. Mảnh đất thiêng Yên Tử gắn liền với thiền phái Trúc Lâm và quá trình tu hành của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa biết địa chỉ chùa yên tử ở đâu? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích nhất.
địa chỉ chùa yên tử ở đâu? Hành trình leo núi Yên Tử Quảng Ninh
Giải đáp địa chỉ chùa yên tử ở đâu?
Chùa Yên Tử hay còn được biết đến với tên gọi Quần thể di tích danh thắng Yên Tử. Danh thắng Yên Tử trải dài từ di tích nhà Trần, Di tích Đông Yên Tử – Tây Yên Tử, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, tìm hiểu về Địa chỉ chùa Yên Tử ở đâu?. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu về khu di tích Đông Yên Tử hay còn được biết với tên chùa Yên Tử.
Chùa Yên Tử bao gồm rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau nằm ở phía Tây của núi Yên Tử. Núi Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là một ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều. Đỉnh núi thường có mây bao phủ quanh năm nên được gọi là Bạch Vân sơn.
Yên Tử không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa mà còn là cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục. Khu di tích trên đỉnh Yên Tử thường được nhắc đến ngắn gọi với tên chùa Yên Tử. Tại vị trí núi non hùng vĩ này có nhiều những ngôi chùa, tháp cổ đã có từ rất lâu đời. Được biết đây còn chính là trung tâm Phật giáo của Việt Nam.
địa chỉ chùa yên tử tọa lạc tại phường Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa Yên Tử là cách gọi chung của hệ thống chùa – đền – am trên dãy Yên Tử, bắt đầu từ chùa Trình (quốc lộ 18) cho đến điểm cuối là chùa Đồng – ngôi chùa cao nhất trên dãy Yên Tử. Hành trình tham quan Yên Tử của mỗi du khách là một lần tái hiện quá trình tu hành – đắc đạo của Đức Vua Trần Nhân Tông.
Ngoài việc lễ bái chùa, du khách còn được thưởng ngoạn phong cảnh non nước hữu tình tuyệt đẹp trên dãy núi Yên Tử. Từ những đồi núi trùng điệp cho đến những làn sương bảng lảng như biến nơi đây thành chốn thế ngoại đào viên.
Núi Yên tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa cổ khác nhau nhưng mỗi năm hành hương tới đây, du khách lại một lần muốn tưởng nhớ đến vị vua một thời của đất nước. Đó là vị vua đã khước từ cuộc sống xa hoa để lên non xanh tu hành với mong ước đem đến phước lành cho dân chúng. Mỗi năm khi đến lễ hội chùa Yên Tử lại là một lần để dân chúng tưởng niệm về Đức Phật Thích-ca-mâu-ni của Việt Nam.
Chùa Yên Tử cao bao nhiêu mét?
Chùa Yên Tử Quảng Ninh có độ cao nhất là 1068m. Đây là vị trí của chùa Đồng, ngôi chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa này được đúc hoàn toàn bằng đồng với độ cao là 3m và rộng 12m. Tại đây có bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng lớn để các du khách tới hành lễ.
Ở độ cao khoảng 700 là ngôi chùa Vân Tiêu. Đúng với tên gọi này, ngôi chùa như núp mình sau những áng mây, lúc ẩn lúc hiện. Ở vị trí thấp nhất, độ cao khoảng 543m là ngôi chùa Hoa Yên. Đây là một trong những ngôi chùa tại Yên Tử được xây mới hoàn toàn thay thế cho ngôi chùa cũ 30 năm tuổi. Phong cách kiến trúc thời Trần – Lê có thể thấy rõ ở ngôi chùa này. Vì được thiết kế lại nên Hoa Yên có đầy đủ các khu vực phục vụ hành lễ của sư trụ trì và tăng ni.
Đa phần du khách thập phương đều chọn chuyến tham quan Yên Tử vào những ngày đầu năm tết Nguyên Đán cho đến tháng 3 âm lịch, đây cũng là thời gian tổ chức lễ hội chùa yên Tử. Tuy nhiên, với lượng du khách đông, vào những ngày cuối tuần, ngày lễ, Yên Tử thường xuyên xảy ra tình trạng đông đúc, chen lấn… dễ gây mệt mỏi cho du khách tham quan. Nếu muốn chọn đi Yên Tử vào thời gian này, bạn nên chọn đi từ sáng sớm sẽ bớt đông hơn.
Ngoài thời gian này, chùa Yên Tử khá vắng khách, du khách có thể chọn tham quan vào thời gian khác, tận hưởng không gian bình yên nơi đại ngàn Đông Bắc.
Khu di tích danh thắng Yên Tử là một quần thể chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên nằm rải rác từ dốc Đỏ theo chiều cao dần đến đỉnh núi. Quần thể di tích Yên Tử nằm gần đường 18A, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.
Núi Yên Tử có chiều cao 1.068 m từ xưa đã được coi là danh sơn đất Việt. Ngay từ thế kỷ thứ 10, đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đã đến tu hành và đắc đạo ở đây, nhưng Yên Tử chỉ thực sự nổi tiếng khi Vua Trần Nhân Tông – một ông vua đang thời thịnh trị (cuối thế kỷ 13) đã từ bỏ ngai vàng đến đây tu hành, nghiên cứu Phật pháp và trở thành vị Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm với Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng .
Vị Tổ thứ hai và thứ ba kế tục sự nghiệp của ông là Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Huyền Quang Lý Đạo Tái. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc đương thời. Ngày nay qua nhiều thăng trầm, các di tích còn lại ở Yên Tử đã tìm thấy gồm 11 chùa và hàng trăm am, tháp, bia, tượng, hội tụ của nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc của các thời đại. Hiện nay hệ thống cáp treo ở Yên Tử đã đi vào hoạt động, đưa du khách tới chùa Hoa Yên ở độ cao 534m so với mực nước biển, nơi có hai cây đại 700 năm tuổi.
Từ đây du khách tiếp tục leo núi, tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi tới chùa Đồng. Đường lên chùa Đồng du khách có cảm tưởng như đi trong mây. Gặp khi trời quang mây tạnh, từ đỉnh núi này, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của vùng Đông Bắc. Ngày nay danh thắng Yên Tử là một điểm du lịch lễ hội nổi tiếng ở Quảng Ninh cũng như Miền Bắc, hàng năm cứ vào mùa xuân, khách thập phương thường đến Yên Tử rất đông vừa để hành hương, vừa để vãn cảnh. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch.
Từ đền Trình đến chùa Giải Oan
Hệ thống chùa Yên Tử bắt đầu từ đền Trình (ngay bên đường quốc lộ 18), du khách di chuyển bằng phương tiện riêng có thể chọn dừng lại ở chùa Suối Tắm (nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông dừng chân nghỉ ngơi tại đây); chùa Cầm Thực… vào làm lễ bái trước khi di chuyển vào trung tâm Yên Tử.
Hiện nay đường từ quốc lộ 18 vào khu trung tâm Yên Tử đã được xây dựng hiện đại, rất rộng rãi và đẹp. Ngoài ra, bạn có thể chọn check in tại hồ Yên Trung nổi tiếng với cây cầu Tình Yêu.
Tham quan từ chùa Giải Oan đến chùa Đồng Yên Tử
Đến khu vực chân núi Yên Tử, du khách gửi xe tại bãi đỗ xe, sau đó đi bộ hoặc di chuyển bằng xe điện (30.000đ/ lượt/ khách) đến khu vực trung tâm văn hóa Yên Tử mô phỏng lại không gian văn hóa đời Trần, đến chùa Giải Oan.
Từ chùa Giải Oan, du khách sẽ được vãn cảnh lần lượt các chùa theo hệ thống: chùa Hoa Yên – Cụm Tháp Hòn Ngọc – khu Tháp Tổ – chùa Một Mái – am Ngự Dượng, am Thung – chùa Bảo Sái – chùa Vân Tiêu – Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, tượng An Kì Sinh – chùa Đồng (ngôi chùa cao nhất trên dãy Yên Tử).
Với quãng đường dài đường núi, du khách chọn chuyến tham quan Yên Tử từ chùa Giải Oan đến chùa Đồng đi bộ khoảng 5 tiếng. Nếu chọn di chuyển bằng hệ thống cáp treo Yên Tử sẽ rút ngắn thời gian hơn.
Lên Yên Tử bằng cáp treo
Hệ thống cáp treo Yên Tử được phân ra thành 2 chặng là Hoàng Long (từ chùa Giải Oan đến gần tháp tổ Huệ Quang ) và Bạch Long (từ chùa Một Mái đến tượng An Kì Sinh).
Du khách đi bộ từ bến xe chùa Giải Oan đến thẳng sân ga cáp treo để mua vé trực tiếp, không qua trung gian.
Giá vé cáp treo khứ hồi 2 tuyến là 350.000đ/ lượt. Có giá lẻ từng chặng nhưng sẽ đắt hơn vé khứ hồi 2 tuyến.
Mùa lễ hội (từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch): Từ 5h – 20h.
Ngoài mùa lễ hội (từ tháng 4 đến tháng 12 âm lịch): Từ 7h – 18h.
Di chuyển đến Yên Tử
Khoảng cách từ Hà Nội đến chùa Trình – điểm cửa ngõ vào Yên Tử là hơn 120 km. Du khách có thể chọn di chuyển theo đường quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng, sau đó tiếp tục di chuyển đường 10 – quốc lộ 18 đến Yên Tử. Hoặc di chuyển theo đường đi Bắc Ninh – quốc lộ 18 là đến chùa.
Đi xe khách từ bến xe Mỹ Đình, Lương Yên hoặc Giáp Bát xuống ở đền Trình rồi bắt xe bus: 10.000đ/lượt vào chân chùa Yên Tử hoặc đi xe ôm giá khoảng 50.000đ, đi xe taxi thì mất tầm 120.000đ
Nếu bạn đi Yên Tử từ Sài Gòn thì nên chọn di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa đến Hà Nội, sau đó di chuyển tiếp bằng ô tô đến chùa Yên Tử.
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đi bằng các phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Đối với các phương tiện cá nhân, bạn hoàn toàn có thể sử dụng định vị qua bản đồ để có thể lái xe một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Hai điểm Tây Yên Tử và Đông Yên Tử đều nằm trên QL18, chính vì vậy từ Hà Nội bạn có thể bắt các chuyến xe đi Quảng Ninh, Móng Cái và chọn điểm dừng phù hợp. Nếu muốn đến phía Tây, bạn sẽ dừng tại điểm thị xã Đồng Triều. Điểm dừng là đoạn cắt giữa phố Trần Nhân Tông với QL18. Từ đây bạn bắt xe đến ga cáp treo Ngọa Vân khoảng 10km.
Với những bạn muốn đi đến phía Đông thì sẽ xuống xe ở đoạn Tp. Uông Bí. Từ đoạn chùa Trình bạn sẽ tiếp tục bắt xe đến bế xe Hạ Kiều khoảng 15km.
Lưu ý khi hành hương về Yên Tử
Trang phục: nên chọn những quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát; đi giày thể thao hoặc giày leo núi chuyên dụng (có thể thuê dép ở dưới chân núi). Vì hành trình lên chùa Yên Tử khá dài, bạn nên chọn mang đồ nhẹ nhàng bằng balo đeo, tránh mang đồ nặng.
Có thể chọn mua gậy chống để hỗ trợ leo núi (gậy không được mang vào cáp treo).
Trên Yên Tử vẫn có sóng điện thoại (mạnh nhất là mang Viettel), nếu đi theo đoàn đông thì nên mang theo điện thoại trong người để dễ liên lạc.
Hành trình leo núi Yên Tử khá dài, bạn nên nghỉ ngơi dừng chân giữa đường, uống nước và hít thở sâu để tiếp tục lên đường.
Bạn có thể chọn mang theo đồ ăn và nước uống từ ở nhà. Trên đường lên núi Yên Tử có điểm ăn uống nhưng khá đắt.
Không bẻ cây, ngắt hoa ở chùa. Nên vứt rác vào các thùng để sẵn hoặc để vào balo.
Ở ngay dưới chân núi Yên Tử có khu vực nhà hàng, khách sạn rộng rãi phục vụ nhu cầu của du khách thập phương.
Du khách có thể chọn đặt bàn với khu du lịch Tùng Lâm ngay phía dưới chân núi tại nhà hàng cơm quê, nhà hàng Tùng Lâm, nhà hàng cơm chay Làng Nương… Với các món chay tịnh và đặc sản món Việt, giá cả phải chăng.
Bạn có thể chọn lưu trú tại làng Nương Yên Tử 3 sao và khách sạn Legacy Yên Tử Mgallery 5 sao cũng thuộc dịch vụ Tùng Lâm, tận hưởng bầu không khí trong lành với không gian rộng, yên tĩnh.
Các ngôi chùa đều là nơi linh thiêng chính vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý đến việc ăn mặc khi muốn đến dâng hương. Không chỉ riêng chùa Yên Tử, mà bất cứ ngôi chùa nào bạn cũng cần mặc đồ kín đáo, lịch sự.
Thường du khách sẽ đến đây dịp đầu năm, khi đó thời tiết khá lạnh và chùa cũng ở trên cao nên bạn cần chú ý đem theo áo khoác. Đặc biệt, bạn cũng sẽ phải leo một quãng đường núi khá dài nên hãy chuẩn bị một đôi giày thể thao thật tốt, êm chân để có thể di chuyển thoải mái.
Chùa Yên Tử Quảng Ninh vô cùng linh thiêng chính là điểm đến mỗi năm của rất nhiều du khách. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình về địa chỉ chùa yên tử
Với những chia sẻ trên, chúng tôi hi vọng đã giúp du khách giải đáp địa chỉ chùa yên tử ở đâu rồi. Bạn có muốn chuyến du lịch thoải mái, trọn vẹn? Chúc bạn có kì nghỉ tuyệt vời bên gia đình và bạn bè!