Blog

Chùa yên tử ở quảng ninh

Chùa Yên Tử Quảng Ninh là cách gọi tắt của khu di tích và danh lam thắng cảnh Yên Tử một trong những điểm nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh. Ở đây có rất nhiều ngôi chùa thiêng liêng được nhiều người biết đến. Mỗi năm, có hàng nghìn người hành hương đến đây để vãn cảnh, dâng hương lên chùa. Chùa yên tử ở quảng ninh nhưng thật sự nằm ở đâu, thờ ai, cao bao nhiêu mét,.. là điều không phải ai cũng biết. Với những băn khoăn chưa có lời giải đáp thì trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đem đến một số thông tin hữu ích dành cho các bạn.

Chùa Yên Tử ở đâu? 

Chùa yên tử ở quảng ninh bao gồm rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau nằm ở phía Tây của núi Yên Tử. Núi Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là một ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều. Đỉnh núi thường có mây bao phủ quanh năm nên được gọi là Bạch Vân sơn.

Yên Tử không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa mà còn là cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục. Khu di tích trên đỉnh Yên Tử thường được nhắc đến ngắn gọi với tên chùa Yên Tử. Tại vị trí núi non hùng vĩ này có nhiều những ngôi chùa, tháp cổ đã có từ rất lâu đời. Được biết đây còn chính là trung tâm Phật giáo của Việt Nam.

Địa chỉ chi tiết thuộc: Núi Yên tử Thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Thời gian mở cửa từ 5h – 20h hàng ngày

Khu di tích danh thắng Yên Tử là một quần thể chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên nằm rải rác từ dốc Đỏ theo chiều cao dần đến đỉnh núi. Quần thể di tích Yên Tử nằm gần đường 18A, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.

Núi Yên Tử có chiều cao 1.068 m từ xưa đã được coi là danh sơn đất Việt. Ngay từ thế kỷ thứ 10, đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đã đến tu hành và đắc đạo ở đây, nhưng Yên Tử chỉ thực sự nổi tiếng khi Vua Trần Nhân Tông – một ông vua đang thời thịnh trị (cuối thế kỷ 13) đã từ bỏ ngai vàng đến đây tu hành, nghiên cứu Phật pháp và trở thành vị Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm với Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng .

 

Chùa yên tử ở quảng ninh thờ ai?

Núi Yên tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa cổ khác nhau nhưng mỗi năm hành hương tới đây, du khách lại một lần muốn tưởng nhớ đến vị vua một thời của đất nước. Đó là vị vua đã khước từ cuộc sống xa hoa để lên non xanh tu hành với mong ước đem đến phước lành cho dân chúng. Mỗi năm khi đến lễ hội chùa Yên Tử lại là một lần để dân chúng tưởng niệm về Đức Phật Thích-ca-mâu-ni của Việt Nam.

 

Chùa Yên Tử cao bao nhiêu mét?

Chùa Yên Tử Quảng Ninh có độ cao nhất là 1068m. Đây là vị trí của chùa Đồng, ngôi chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa này được đúc hoàn toàn bằng đồng với độ cao là 3m và rộng 12m. Tại đây có bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng lớn để các du khách tới hành lễ.

Ở độ cao khoảng 700 là ngôi chùa Vân Tiêu. Đúng với tên gọi này, ngôi chùa như núp mình sau những áng mây, lúc ẩn lúc hiện. Ở vị trí thấp nhất, độ cao khoảng 543m là ngôi chùa Hoa Yên. Đây là một trong những ngôi chùa tại Yên Tử được xây mới hoàn toàn thay thế cho ngôi chùa cũ 30 năm tuổi. Phong cách kiến trúc thời Trần – Lê có thể thấy rõ ở ngôi chùa này. Vì được thiết kế lại nên Hoa Yên có đầy đủ các khu vực phục vụ hành lễ của sư trụ trì và tăng ni.

Về địa lý, Yên Tử là dãy núi thấp, thuộc hệ thống cánh cung Đông Triều, một vùng địa chất được hình thành từ kỷ Đệ tứ, với các loại đá gốc, như sa thạch, sỏi kết sạn và phù sa cổ… Địa hình, địa chất phức tạp của khu vực đã kiến tạo nên các điểm cảnh quan kỳ vĩ, như thác Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc, cổng Trời, đường Tùng, rừng trúc, đỉnh núi Yên Tử…, nơi có những kiến trúc cổ truyền như hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ. Chùa bao gồm 10 ngôi chùa, hàng trăm am tháp mô các thiền sư, tượng đá, bia phật trong đó tiêu biểu nhất là chùa Đồng – ngôi chùa được làm từ đồng có kết cấu vững chắc, được đặt trên sập đồng dáng như một bông hoa sen nở. Ở nơi đây du khách sẽ thấy bao quát được toàn cảnh toàn cảnh vùng Đông Bắc với những đảo nhỏ thấp thoáng trong khu du lịch Vịnh Hạ Longcùng với dải mây trắng bồng bềnh phía dưới, làm ai nấy như có một cảm giác thanh thản, nhẹ nhõm giống như đang đứng trên một cõi thần tiên diệu kỳ, một danh giới giữa đất và trời. 

 

Trong lịch sử, Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước, gắn với nhiều kiến trúc cổ, được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau (Lý, Trần, Lê, Nguyễn). Ngày xưa, đường lên đỉnh chùa hầu như toàn là đường đất đá rất khó đi, cao và rất dài. Ngày nay thì đã được tu sửa cho dễ đi lại hơn hoặc bạn có thể đi cáp treo để lên đỉnh chùa. Nhưng nếu có thể, bạn hãy một lần leo dọc con đường núi này để lên đến đỉnh và tận hưởng không khí trong lành nơi đây.

 

Khu vực Yên Tử có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2686ha, trong đó có 1736ha rừng tự nhiên, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng Đông Bắc, nơi còn bảo tồn được nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm… Xen kẽ với thiên nhiên là hệ thống chùa, am, tháp… Ven lối dẫn lên các chùa, am, tháp thường trồng rất nhiều tùng. Trong khu vực này hiện còn khoảng hơn 200 cây tùng đại thụ, thuộc 4 nhóm quý hiếm, được trồng cách đây khoảng 700 năm. Ngoài đường tùng cổ thụ, rừng trúc ở đây cũng nổi tiếng từ ngàn xưa… Trúc là sản phẩm độc đáo của Yên Tử, tượng trưng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp thanh bạch và tao nhã của tạo hóa. Có lẽ, đó cũng chính là lý do mà Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành và lấy tên “rừng Trúc”, tức Trúc Lâm, để đặt tên cho dòng Thiền do ông sáng lập.

 

Hội Yên Tử là lễ hội hành hương vào mùa xuân, bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng hằng năm và kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân. Vào những ngày này, thời tiết xe lạnh, có khi nhiệt độ trên chùa xuống rất thấp, nhưng điều này không ngăn người ta đến với vùng đất thiêng liêng vào những dịp thiêng liêng trọng đại như thế này

Khu du lịch Tâm linh Chùa Yên Tử

Đi chùa Yên Từ bằng phương tiện gì là thích hợp?

Nếu như bạn đang ở khu vực Hà Nội, cách thuận lợi nhất để đi đến Yên Tử đó là đi bằng đường ô tô. Bạn có thể đi bằng xe khách tại các bến xe hoặc đi theo tour du lịch để đến được mảnh đất linh thiêng. Tuy nhiên, để hưởng trọn 1 ngày tại Yên Tử, bạn nên đi từ sớm, khoảng 4h sáng để đến chùa vào khoảng 8h sáng có thể ngắm trọn vẹn cảnh quan nơi đây. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử của chúng tôi, nếu muốn tham quan hết các địa danh tại đây mà không muốn vội vã, hãy dành cho mình 1 ngày 1 đêm để đi hết cũng như có thời gian nghỉ ngơi hợp lý nhất. Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn nên cẩn thận với hành trình của mình, rất có thể sẽ bị đi lạc.

Những địa điểm nên thăm quan khi đến Yên Tử

Nói đến Yên Tử, chắc hẳn khách du lịch sẽ nghĩ ngay đến các địa điểm như chùa Đồng, suối Giải Oan, chùa Giải Oan, chùa một mái,… Vậy đến đó có những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin sau.

 

Để lên được đỉnh núi chùa yên tử ở quảng ninh, hành khách có thể ghé thăm chùa Trình vừa để hành hương, đảnh lễ vừa để nghỉ chân sau những giờ di chuyển mệt nhọc trên ô tô.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

 

Cũng giống như trường đại học, đây là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Du khách cũng có thể ghé thăm nơi nây một chút rồi tiếp tục cuộc hành trình lên suối Giải Oan.

Suối Giải Oan, chùa Giải Oan

Nơi đây tương truyền rằng những cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình nhưng không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn. Tại đây, có cây cầu dài khoảng 10m, tuy không được trang trí cầu kỳ nhưng vẫn toát lên nét cổ kính.

 

Chùa Giải Oan còn có tên gọi khác nữa là chùa Hạ, đây là một trong 3 ngôi chùa chính trên núi Yên Tử. Chùa có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung. Trước sân chùa Giải Oan sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

Tháp Huệ Quang

Nơi đây cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần ở Nam Định.

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên còn có tên gọi khác là chùa Cả, chùa Phù Vân hay chùa Trung (vì nó nằm ở vị trí trung tâm của núi Yên Tử). Nó nằm ở độ cao 543m, với nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử. Đây là ngôi chùa lớn nhất khu di tích Yên Tử và là ngôi chùa trung tâm trong khu di tích Yên Tử. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giảng đạo.

An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

 

Nơi đây có bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.

Chùa Đồng

Nằm ở độ cao 1.068m, chùa Đồng được coi là ngôi chùa cao nhất Việt Nam. Ngôi chùa này được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Ngôi chùa này như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.ngôi chùa cao nhất đỉnh núi. Khi đứng trên đỉnh núi, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.

Lên Yên Tử bằng những cách nào?

Du khách có thể đi cáp treo để lên đỉnh Yên Tử

Theo kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử, nhiều người ngại với việc phải leo bộ để lên chùa Đồng. Tuy nhiên, phương án dự phòng cho bạn là đi bằng cáp treo. Với vé cáp treo cũng không quá đắt là 120.000 đ cho một tuyết từ Giải Oan – Hoa Yên và từ Một Mái – An Kỳ Sinh. Những du khách là trẻ em dưới 6 tuổi và người lớn hơn 70 tuổi hay thương binh thì được miễn phí giá vé cáp treo. Nhiều người chọn lựa cách đi cáp treo từ dưới chân núi lên đỉnh chùa Đồng và sau đó leo bộ xuống để thưởng thức những địa danh còn lại.

 

Như vậy, với lộ trình và các thông tin trên, hi vọng, du khách sẽ có chuyến thăm quan chùa Yên Tử thật tuyệt vào những ngày lễ hội. Hoặc nếu bạn muốn hòa mình và ngắm chìm những thắng cảnh tại đây thì nên chọn vào những ngày không thuộc trong lễ hội tránh trường hợp đông đúc, quá tải.

 

Kinh nghiệm đi chùa yên tử ở quảng ninh như thế nào?

Nếu lần đầu tiên đến với Yên Tử bạn cần chú ý đến việc mình sẽ đi đến Đông Yên Tử, Tây Yên Tử hay cả hai. Vì khu vực Yên Tử được chia làm hai khá rõ rệt. Một số kinh nghiệm đi Chùa Yên Tử dưới đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn.

 

Di chuyển đến chùa Yên Tử Quảng Ninh

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đi bằng các phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng. Đối với các phương tiện cá nhân, bạn hoàn toàn có thể sử dụng định vị qua bản đồ để có thể lái xe một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Hai điểm Tây Yên Tử và Đông Yên Tử đều nằm trên QL18, chính vì vậy từ Hà Nội bạn có thể bắt các chuyến xe đi Quảng Ninh, Móng Cái và chọn điểm dừng phù hợp. Nếu muốn đến phía Tây, bạn sẽ dừng tại điểm thị xã Đồng Triều. Điểm dừng là đoạn cắt giữa phố Trần Nhân Tông với QL18. Từ đây bạn bắt xe đến ga cáp treo Ngọa Vân khoảng 10km.

Với những bạn muốn đi đến phía Đông thì sẽ xuống xe ở đoạn Tp. Uông Bí. Từ đoạn chùa Trình bạn sẽ tiếp tục bắt xe đến bế xe Hạ Kiều khoảng 15km.

Trang phục khi đến chùa Yên Tử Quảng Ninh

Các ngôi chùa đều là nơi linh thiêng chính vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý đến việc ăn mặc khi muốn đến dâng hương. Không chỉ riêng chùa Yên Tử, mà bất cứ ngôi chùa nào bạn cũng cần mặc đồ kín đáo, lịch sự.

Thường du khách sẽ đến đây dịp đầu năm, khi đó thời tiết khá lạnh và chùa cũng ở trên cao nên bạn cần chú ý đem theo áo khoác. Đặc biệt, bạn cũng sẽ phải leo một quãng đường núi khá dài nên hãy chuẩn bị một đôi giày thể thao thật tốt, êm chân để có thể di chuyển thoải mái.

Chùa Yên Tử Quảng Ninh vô cùng linh thiêng chính là điểm đến mỗi năm của rất nhiều du khách. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của riêng mình. Kiến trúc ấn tượng, khung cảnh hùng vĩ chắc chắn sẽ giúp bạn có được chuyến đi thú vị khi đến với Yên Tử.

Cứ mỗi năm xuân về, chùa yên tử ở quảng ninh lại đông kín người. Người ta đến đây tạ lễ đầu năm, cũng có người đến đây chỉ để du ngoạn cảnh đẹp hít thở không khí trong lành nơi cửa phật và mong một lần được chạm tay vào chiếc chuông đồng cao ngất trên đỉnh núi.

 

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775