Chẳng dấu nổi sự kiêu xa hùng vĩ nơi chốn thanh tịnh, chùa Tam Chúc Hà Nam ngày nay được coi là chùa tam chúc lớn nhất thế giới
Nằm giữa một quần thể tuyệt cảnh, chùa Tam Chúc mặc dù vẫn đang trong thời gian xây dựng nhưng lại thu hút được đông đảo người dân khắp nơi tới tham quan, dâng lễ hương đầu năm.
Chùa Tam Chúc ở đâu?
Khuôn viên rộng lớn với một kiến trúc cổ có từ hàng nghìn năm tuổi, chùa Tam Chúc tọa lạc ở mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Được xem như cầu nối chính cho những quần thể tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc. Khu Du lịch Tâm linh Chùa Tam Chúc là quần thể du lịch văn hóa tâm linh trọng điểm nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình, thuộc thị trấn Ba Sao – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý – Hà Nam khoảng 12km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km và cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km.
Quần thể chùa Tam Chúc tại thị trấn Ba Sao, tỉnh Hà Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Để hoàn thành dự án này, nhà đầu tư dự kiến phải mất thêm 30 năm nữa. Khi đó, chùa tam chúc lớn nhất thế giới với diện tích quần thể lên tới 5.000 ha.
Ngôi chùa này còn được tạc 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa và sở hữu nhiều báu vật trên thế giới.
Năm 2013, quần thể chùa được nhà nước công nhận là Khu du lịch quốc gia, với đa dạng địa hình từ hồ nước, núi đá tự nhiên đến các thung lũng. Quần thể Tam Chúc với cảnh quan hùng vĩ, tiền lục nhạc, hậu thất tinh. Tương truyền rằng 6 quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa là 6 quả chuông của trời đưa xuống.
Hậu thất tinh nghĩa là sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng từ đêm. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận chùa Tam Chúc có niên đại trên 1.000 năm. Đây cũng là công trình đặc biệt do những người thợ và kĩ sư Ấn Độ thực hiện. Hiện quần thể nơi đây đang được gấp rút hoàn thiện các hạng mục cho đại lễ Vesak 2019.
Như một phong tục truyền thống của người Việt xưa nay, du xuân đầu năm ở những ngôi đền chùa luôn là một nét đẹp mà chẳng thể phai nhạt theo thời gian. Chùa Tam Chúc với diện tích hơn 5000 ha, đã thu hút được đông đảo du khách về với Hà Nam, đặc biệt là mùa xuân.
Một viên ngọc giữa rừng núi, đất, thung lũng và những hồ rộng lớn, chùa nổi lên như một quần thể kiến trúc khiến bất cứ ai cũng phải ngưỡng mộ dù chỉ mới được nghe tên qua.
Chẳng quản ngại đường xá xa xôi, dù ở nơi đâu, hay chăng là những du khách nước ngoài cũng không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thơ mộng của ngôi chùa mà tìm về ghé thăm
Chùa Tam Chúc có gì đặc biệt?
Chắc hẳn ai cũng biết tới chùa Tam Chúc – ngôi chùa nổi danh nhất trong dịp đầu năm 2019 này với nhiều điều thú vị.
Ấn tượng ban đầu đối với mỗi người con dân tín ngưỡng khi tới nơi đây bởi vị trí của ngôi chùa, chùa nằm giữa những dãy núi đá, phía trước là vịnh, hồ nước. Như một cảnh sắc tuyệt thế giữa nhân gian, ngôi chùa thu hút được nhiều du khách tới đây bởi sự tò mò và tráng lệ của mình.
chùa tam chúc lớn nhất thế giới với diện tích chùa rộng lớn
Chùa Tam Chúc bao gồm hồ nước rộng tới 1000 ha, núi đá rừng tự nhiên có diện tích tới 3000 ha, còn lại là các thung lũng 1000 ha.
Tam Chúc là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ đẹp đến mê hoặc lòng người, phía mặt trước của chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ.
Được ví như “vịnh Hạ Long” thứ hai của đất nước, phía sau chùa còn có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng vào ban đêm. Cảnh sắc, con người như hài hòa và một, chốn linh thiêng, thanh tịnh vốn có của ngôi chùa ngày càng được tô thắm hơn bao giờ hết.
Những cổ vật được trưng bày
Dưới bàn tay tài hoa và tinh xảo của những người thợ thủ công nổi tiếng khắp thế giới, hội tụ ở nơi đây gấp rút xây dựng chùa cho kịp tiến độ hoàn thành. Kế thừa một nền kiến trúc tâm linh cổ xưa, những người thợ Ấn Độ, Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo đều hội tụ ở nơi đây.
Từ những năm ngôi chùa được khởi công xây dựng, nơi đây đã tìm được nhiều di tích cổ xưa còn sót lại, nhiều khảo cổ vật quý hiếm được bảo tồn tại đây.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chùa Tam Chúc giờ chỉ còn sót lại những di tích như cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà cho tới ngày này những nhà khảo cổ học vẫn chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy
Tham quan chùa Tam Chúc Hà Nam
Chẳng dấu nổi sự tò mò, háo hức du khách ở mọi miền đất nước đều về đây để du xuân, chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi non thanh tịnh nơi đây khi chùa vẫn còn chưa kịp hoàn thành.
Chùa Tam Chúc được xem như điểm đến “hot” nhất mùa xuân
Vốn được coi là phong tục của mỗi người con dân Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về, đâu đó những các chị, các mẹ mặc áo dài đi lễ chùa để cầu may mắn cho gia đình, cho những người thân yêu.
Lễ chùa đầu năm, như một nét đẹp truyền thống của dân tộc từ thời xưa còn lưu giữ tới ngày nay.
Kiến trúc độc đáo của chùa
Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế.
Chùa Tam Chúc đang được xây dựng có tới 1200 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.
Tới nơi đây du khách không chỉ hiểu thêm về một phần tâm linh người Việt, mà còn phần nào được chiêm ngưỡng nền kiến trúc tinh sảo, độc đáo của nhiều người thợ nổi tiếng trên khắp thế giới.
Dưới bàn tay tài hoa của những người thợ miệt mài ngày đêm làm việc, ba pho tượng Phật ở trong Điện Tam Thế nằm trong khu di tích chùa đã được hoàn thành.
Bên dưới Điện Tam Thế là pho tượng khổng lồ được làm bằng đồng nặng tới 150 tấn được thờ ở Điện Pháp Chủ.
Tiếp đến là pho tượng Phật Quan Âm cũng nặng tới 100 tấn được thờ ở Điện Quan Âm.
Chùa Ngọc – Một trong những kiến trúc độc đáo nhất ở nơi đây được kể đến là Chùa Ngọc – di tích thu hút đông đảo nhiều khách du khách nhất khi tới nơi đây.
Sẽ chẳng nơi đâu có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp núi non hùng vĩ mà thanh tịnh nơi chốn cửa Phật ngoài nơi đây. Nơi cao nhất của ngôi toàn thể ngôi chùa, nằm trên một núi đá được điêu khắc tinh sảo, chùa Ngọc như tượng trưng có cái hồn ở nơi đây.
Chùa Tam Chúc – một phần trong những quần thể tâm linh đang được gìn giữ và bảo tồn ở Việt Nam, nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho những du khách trong và ngoài nước có một cái nhìn thật ấn tượng về nét đẹp, của nền văn hóa tâm linh người Việt.
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”.Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả bảy ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.[10] Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Theo thượng toạ Thích Minh Quang, Phó Chánh Văn phòng TƯ GHPGVN: “Quốc sư Nguyễn Minh Không thời Lý (1066-1141) đi theo men theo núi từ Ninh Bình đến Mỹ Đức (Hà Nội) tìm cây thuốc cứu dân độ thế. Ngài đi đến đâu thấy có hang động đẹp thì lại xây chùa bái Phật. Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng doanh nghiệp Xuân Trường đã xây dựng tuyến du lịch tâm linh Con đường Phật giáo dài hơn 100km bằng việc kết nối 3 quần thể di tích và danh lam thắng cảnh chùa Hương, chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính theo con đường hành hương của Quốc sư Nguyễn Minh Không”. Dưới thời Lý, Quốc sư Nguyễn Minh Không đã về Hà Nam mở rộng chùa Tam Chúc và hành đạo cứu người.
Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc. Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc.
- Điện Tam Thếlà tòa lớn nhất. Bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.
- Điện Pháp Chủnằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn trong điện Pháp Chủ là 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn.
- Điện Quan Âmthờ Phật nghìn tay nghìn mắt, là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.
- Chùa Ngọccó chiều cao 15m được xây dựng bằng các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Tại Chùa Ngọc, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường còn dự định sẽ đặt tại đây 7 viên đá thiên thạch mà ông vừa đấu giá mua được.
- Vườn cột kinh nằm ngay sau cổng Tam quan, đây là là những cột kinh nguyên phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan Âm có 32 cột kinh được bằng đá xanh Thanh Hóa, cao 13,5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen. Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức.
Bài viết trên cùng bạn đọc thấy sự to lớn về diện tích cũng như văn hóa của chùa Tam Chúc, khẩng định một lần nữa chùa tam chúc lớn nhất thế giới.