Blog

Bánh mì lạng sơn

Bánh mì lạng sơn – món đặc sản khó cưỡng khi đến lạng sơn. Nhắc đến bánh mì lạng sơn, chúng ta không thể không nhắc đến bánh mì nướng xứ Lạng có đặc trưng rất riêng từ bánh mì tới công thức pha nước chấm, đặc biệt là những món ăn kèm rất đặc biệt.

Nhiều người khi nhắc đến Lạng Sơn đều nghĩ ngay tới thịt lợn, thịt vịt nướng hay thứ rượu Mẫu Sơn được nấu bằng chính thứ nước suối chảy trên ngọn núi này.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ở xứ Lạng có một món ăn kém may mắn hơn một chút khi nó được ít người biết tới đó là bánh mì nướng dầu hào.

Phải nhắc lại rằng, chỉ ở đất Lạng Sơn mới có thứ bánh này. Loại bánh mì lạng sơn có một chút bùi bùi của vị bơ được nướng trên những vỉ than hoa đang rực cháy.

Bánh mì được nướng qua hai công đoạn, đầu tiên là phết dầu nướng cho nóng, sau đó sẽ được phết hỗn hợp dầu hào, mật ong để nướng lại lần hai. Bạn muốn ăn bánh giòn hay không đều có thể nói chủ quán điều chỉnh cho hợp với khẩu vị của mình.

Công đoạn nướng diễn ra khoảng 5 – 10 phút, được cắt nhỏ thành những miếng vừa miệng. Những miếng bánh mì ròn tan, có chút óng ánh của dầu hào được phết lên trên trông chúng giống như được phủ một lớp thủy tinh vậy. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị bùi của dầu hào được phết lên đều đặt lên thân bánh mì.

Ngoài ra, để ăn kèm với bánh mì nướng dầu hào, không thể không thiếu thịt xiên nướng, hàm nướng, họng nướng, hoặc dạ dày nướng,… Chúng được ăn kèm với bánh mì rồi nhúng một chút vào thứ nước chấm xền xệt riêng biệt của xứ Lạng.

Điều đặc biệt nhất của món ăn này lại nằm ở chính món nướng chấm “bí truyền” của từng hàng. Cô Hà, một phụ nữ bánh mì nướng ở chợ Đồng Đăng (Lạng Sơn) cho biết: “Mỗi hàng đều có một công thức pha nước chấm riêng, không ai giống ai. Ai pha ngon thì hàng đó đông khách”.

Đặc điểm chung của món nước chấm này có thể tóm gọm bới những vị cay cay của tương ớt, một chút chua của me, vị thanh thanh, ngọt ngọt của đường thốt nốt, hòa quện cùng đường, quất, rau găm,… Chúng được trộn lại với nhau, vô tình tạo thành một thứ nước chấm đặc trưng nơi địa đầu biên giới.

Cũng theo cô Hà, người Lạng Sơn không thích ăn bánh mì pate, hay những món bánh mì mới được du nhập gần đây. Mà chính xác rằng người Lạng Sơn chỉ thích ăn bánh mì nướng dầu hào. Đi đâu cũng thấy những hàng bánh mì nướng, từ cổng trường, cổng chợ, hay những quán ven đường.

Mảnh đất Lạng Sơn có rất nhiều món ăn hấp dẫn, bao gồm cả món mặn và món ngọt, từ món ăn vặt đến món ăn chơi. Trong đó chắc chắn phải kể đến món bánh mì nướng Lạng Sơn thơm ngon nức tiếng.

Vị ngon khác lạ của  bánh mì lạng sơn

Bánh mì là món ăn phổ biến ở hầu hết khắp các tỉnh thành của Tổ quốc. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách thức chế biến và thưởng thức riêng, tạo thành những hương vị riêng khác nhau.

Bánh mì nướng Lạng Sơn cũng vậy. Người dân nơi đây đã có những sáng tạo khác biệt trong cách chế biến để mỗi chiếc bánh mì đều trở thành một món ăn rất đặc biệt và mới lạ. Chỉ ở đất Lạng Sơn mới có thứ bánh nướng đặc biệt này. Loại bánh mì có một chút bùi bùi của bơ được nướng trên than hoa.

Thời gian nướng bánh mì thường diễn ra từ 2 đến 3 phút, tùy từng loại bánh mì mà thời gian nướng khác nhau. Bánh được nướng qua 2 công đoạn. Đầu tiên chủ quán sẽ phết chút dầu ăn rồi nướng bánh trên than hoa để cho bánh nóng giòn. Sau đó quết hỗn hợp gồm dầu hào và mật ong để làm bánh có màu vàng đậm và mùi vị thơm ngon.

Bánh mì nướng Lạng Sơn nóng hổi và giòn tan. Miếng vừa ăn lại thơm mùi mỡ và đậm đà vì có dầu hào. Để ăn kèm với loại bánh mì này thì không thể không thiếu được món thịt xiên nướng ăn kèm.

Thịt xiên nướng được ăn kèm với bánh mì. Sau đó chấm một chút vào nước chấm sền sệt đặc biệt của xứ Lạng.

Nước chấm thần thánh của món bánh mì nướng – bánh mì lạng sơn

Điều tạo nên sự khác biệt của món này nằm ở chính loại nước chấm “bí truyền” của từng hàng khác nhau.

Tuy nhiên, đặc điểm chung của loại nước chấm này có thể được tóm gọn là vị cay của tương ớt, chút vị chua của me, vị thanh thanh, ngọt ngọt của đường thốt nốt, hòa quyện cùng với đường, quất, rau găm,… Mọi thứ được trộn lại với nhau và vô tình đã tạo ra một thứ nước chấm rất đặc trưng và cuốn hút.

Nước chấm của hàng bánh mì ở chợ Đêm sẽ dễ ăn hơn cho những người ăn cay kém và thích ăn ngọt. Nước chấm loại này là hỗn hợp giấm được đun sôi pha với đường, ớt tươi thì được xay nhuyễn và pha với nước ngâm ớt. Nước chấm tại đây đã được người bán pha sẵn hết. Khách đến ăn chỉ cần cho thêm rau thì là và rau mùi tùy vào sở thích riêng.

Còn loại nước chấm của bánh mì ở Phố Muối thì lại cay hơn.

Do nước chấm này chủ yếu là nhiều ớt bột và có thêm măng ớt. Người Lạng Sơn thường không thích ăn bánh mì pate, hay những món bánh mì mới được du nhập hiện nay. Mà chính xác rằng những con người xứ Lạng lại chỉ thích ăn bánh mì nướng dầu hào mà thôi. Đi đâu đâu cũng thấy các tiệm bánh mì tấp nập người mua.

Giá bánh mì nướng Lạng Sơn

Giá thành cho mỗi chiếc bánh mì ở đây khá rẻ và ở mức giá chấp nhận được. Loại bánh mì quết dầu hào có giá thành là 3.000 đồng/chiếc; bánh mì pate có giá 10.000 đồng/chiếc; bánh mì kẹp trứng thì có giá 8.000 đồng/chiếc…

Trong một ngày, mỗi quầy hàng có thể bán được vài chục chiếc bánh mì. Du khách tới nơi đây thường không để ý quá nhiều do giá thành rất rẻ. Để 2 người có thể ăn no thì tầm 50.000 đồng là có thể mua đủ 4 chiếc bánh mì và thịt xiên rồi.

Nếu khách muốn mua mang đi thì có thể ăn giống bánh mì pate. Đó là kẹp thịt xiên, xúc xích vào bánh rồi rưới thêm nước chấm. Tuy nhiên nếu muốn ăn đúng điệu thì nên ăn ngay tại quán. Có thể vừa nghe tiếng bánh mì giòn tan trong miệng và vừa hứng gió lạnh mùa Đông Bắc về.

Gợi ý địa chỉ ăn bánh mì nướng chuẩn vị xứ Lạng

Nếu không có dịp lên Lạng Sơn để thưởng thức món bánh mì ngon đáo để này, bạn có thể “tạm” ghé qua các địa chỉ sau đây. Đảm bảo vẫn chuẩn vị xứ Lạng và siêu ngon, siêu rẻ:

  • Bánh mì Lạng Sơn – Số 7B1 ngõ 201 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy (15k) (6h-22h)
  • Quán bánh mì ở ngõ 20 Hồ Tùng Mậu
  • Quán bánh mì ở 30 Hàn Thuyên (Mở từ 3h chiều- 10h tối)
  • Quán bánh mì 21C Ngõ 38 Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Món bánh mì này được bán quanh năm. Tuy nhiên, ngon hơn cả là vào mùa đông. Bởi lẽ, không còn gì tuyệt vời hơn việc được sưởi ấm bằng những chiếc bánh mì nướng thơm ngon trong thời tiết giá lạnh.

Kinh nghiệm du lịch Lạng sơn 

Thời điểm nên  đi lạng sơn

Đi lạng sơn bất kỳ mùa nào trong năm cũng có những điểm thú vị riêng. Để chuyến đi an toàn, bạn chỉ cần tránh tới Lạng Sơn vào mùa mưa bão, khoảng tháng 7 và theo dõi thời tiết trước khi lên đường.

Một số thời điểm đi Lạng Sơn phù hợp:

– Tháng Giêng (Âm lịch): Thời gian diễn ra các lễ hội đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như : Lễ hội chùa Tam Thanh, lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa …

– Cuối tháng 8 – đầu tháng 9: đặc sản “na đu dây” Chi Lăng vào mùa.

– Cuối tháng 7 và cuối tháng 11: Mùa lúa chín tại thung lũng Bắc Sơn, thích hợp để đi săn ảnh lúa vàng.

– Tháng 12 – tháng 1: Cơ hội ngắm tuyết rơi trắng xóa trên đỉnh Mẫu Sơn.

Hướng dẫn phương tiện đi lạng sơn

Cách Hà Nội 180km về hướng Đông Bắc với điều kiện giao thông vô cùng thuận tiện, du khách có thể lựa chọn di chuyển đến Lạng Sơn theo 3 cách sau: 

– Đi xe khách: Xe chạy thường xuyên trong ngày từ các bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm hay Lương Yên (Hà Nội). Thời gian di chuyển khoảng 4 – 5 tiếng. Giá vé: từ 100.000 – 170.000VNĐ/ người

– Đi tàu hoả: Tàu đi Đồng Đăng khởi hành từ ga Hà Nội vào khoảng 7h sáng, mất khoảng hơn 4 giờ đồng hồ để về tới ga thành phố Lạng Sơn trước khi tới ga cuối Đồng Đăng. Giá: từ 80.000 – 115.000VNĐ/ người

– Phương tiện cá nhân: Theo kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn, di chuyển bằng xe máy các bạn mất khoảng 4 – 5 giờ đồng hồ, theo cung đường Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn hoặc theo QL5 rồi vào đường 1A. Nếu đi Mẫu Sơn thì sau khi lên tới TP.Lạng Sơn, các bạn đi thêm khoảng 20km nữa.

Tới Lạng Sơn, nếu không có sẵn phương tiện cá nhân, du khách thuê xe máy ở thành phố, có thể hỏi ngay tại nơi mình ở hoặc các điểm cho thuê xe rải rác trong thành phố.

Kinh nghiệm đi lạng sơn: Điểm lưu trú

Chưa quá phát triển du lịch song hệ thống khách sạn/nhà nghỉ ở Lạng Sơn khá đa dạng và phong phú đủ để cho bạn nhiều lựa chọn tùy thuộc ngân quỹ chuyến đi và tiêu chuẩn mong muốn.

Tại thành phố du khách tham khảo khách sạn Mường Thanh (số 68 Ngô Quyền, phường Vĩnh Trại) nằm trong top các khách sạn sang trọng tiện nghi, tại Mẫu Sơn cũng có nhiều nhà nghỉ chất lượng với giá thành rẻ, tại các huyện khác UBND cũng thường có chỗ nghỉ cho khách.

Nếu muốn trải nghiệm ở homestay tại Lạng Sơn nhằm đi sâu tìm hiểu văn hóa lối sống các dân tộc trên địa bàn tỉnh bạn tham khảo các điểm lưu trú ở xã Quỳnh Sơn, Bắc Sơn. 

Các điểm tham quan khi đi lạng sơn

Tham quan thành phố Lạng Sơn

Chùa Tiên – Giếng Tiên

Hang động chùa Tiên và Giếng Tiên: Trên đường đi Mai Pha du khách gặp núi đá hình voi nhô lên giữa cánh đồng gọi là núi đại tượng, tại đây có động Chùa Tiên.

Chùa phối thờ Phật, Mẫu và Đức Thánh Trần, nơi đây còn lưu giữ một hệ thống văn bia phong phú của các văn nhân, thi sĩ. Hàng năm chùa Tiên mở hội ngày 18 tháng Giêng âm lịch rất đông vui, theo kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn, bạn nên tới xứ Lạng dịp này.

Đằng sau núi Voi – Chùa tiên, ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng có Giếng tiên, miệng giếng rộng 20cm có mạch nước quý chảy quanh năm.

Đền Kỳ Cùng

Đền nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng, là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa, một điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Lạng Sơn.

Trong đền có bến đá Kỳ Cùng là một trong tám cảnh đẹp của Lạng Sơn được ghi trong “Trấn doanh bát cảnh” xưa Ngô Thì Sỹ gọi với cái tên Kỳ Cùng thạch độ.

Thành nhà Mạc

Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam.

Xây dựng vào thế kỷ XVI, dấu tích hiện nay còn lại 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, thành mang vẻ hoang phế điêu tàn.

Từ những bậc cấp, trông cổng thành xa hun hút nhưng không gian thoáng đãng bao quanh. Trước mặt là thung lũng ruộng lúa, rồi đến làng xóm, núi trùng trùng điệp điệp.

Động Nhị Thanh

Theo kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn, du khách không nên bỏ qua cơ hội tham quan động Nhị Thanh. Động Nhị Thanh được danh nhân Ngô Thì Sĩ khám phá và tôn tạo khi ông làm Quan Đốc Trấn Lạng Sơn từ năm 1777 – 1780.

Trong động Nhị Thanh, ông cho xây dựng chùa Tam Giáo, Đình duyệt quân, Thạch miên am, Thụy tuyền hiên, Trai táo. Ngày nay người ta cho chạm khắc chân dung Ngô Thì Sĩ bên trong động cùng với ban thờ để du khách tới dâng hương.

Chùa Tam Thanh

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”

Từ câu ca xưa người ta đã biết đến chùa Tam Thanh nổi tiếng. Chùa nằm bên trong động Tam Thanh, còn có tên gọi khác là chùa Thanh Thiền. 

Chùa nổi tiếng bởi những giá trị văn hoá nghệ thuật, hiện nay trong chùa còn có một hệ thống bia Ma Nhai khá phong phú có giá trị về mặt sử liệu và văn hoá nghệ thuật do các văn thân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử lưu lại.

 Ngoài ra bức phù điêu Adiđà có niên đại vào thế kỷ XVII được tạc theo thế đứng vào vách đá trong hình một lá bồ đề cũng là một nét độc đáo của di tích. 

Chợ Đông Kinh và chợ đêm Kỳ Lừa

Chợ Đông Kinh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn với kết cấu 3 tầng, tầng 1 bán đồ điện tử, tầng 2 bán hàng tạp hóa, tầng 3 bán hàng thời trang.

Chợ Đêm Kỳ Lừa lại chuyên bán các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch, mang đậm bản sắc miền biên cương sẽ phục vụ du khách từ 6h – 23h mỗi ngày.

Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn khuyên du khách nên hỏi rõ giá và kiểm tra thật kỹ chất lượng trước khi mua hàng tại những khu chợ này.

Núi Phai Vệ

Di tích khảo cổ học núi Phai Vệ hiện thuộc phường Vĩnh Trại, ở phía Đông thành phố Lạng Sơn.

Nơi đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết cổ sinh vật. Năm 1914, người Pháp đã từng đặt tên cho đường qua núi Phai Vệ là Đại lộ hang động. Hiện nay, du khách dễ dàng nhìn thấy di tích này khi đến tham quan, du lịch mua sắm ở chợ Đông Kinh.

Tham quan – đi lạng sơn

Núi Nà Lay

Đỉnh núi Nà Lay ở độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, là địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Bắc Sơn tuyệt đẹp từ trên cao.

Vượt qua 1.200 bậc thang đá cheo leo nhưng khi lên tới đỉnh Nà Lay, mọi vất vả, mệt mỏi sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ. Nơi đây còn có trạm vi-ba để bạn có thể nghỉ ngơi trong lúc săn ảnh.

Làng du lịch văn hóa Quỳnh Sơn

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn thuộc xã Quỳnh Sơn (huyện Bắc Sơn).

Toàn bộ ngôi làng hơn 400 ngôi nhà sàn của dân tộc Tày nằm gọn trong thung lũng Bắc Sơn, trông tổng thể làng như một bức tranh đa sắc màu có núi, có đồng ruộng mênh mông, suối Quỳnh Sơn trong xanh uốn lượn. Tới đây du khách nhận thấy sự hòa quyện của đời sống con người với vẻ đẹp của tự nhiên.

Thung lũng hoa Bắc Sơn

Thung lũng hoa Bắc Sơn nằm ở thôn Lân Khoang, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) là điểm check-in không thể bỏ lỡ, theo kinh nghiệm du lịch Bắc Sơn 2019. Trăm loài hoa rực rỡ sắc màu, đua nhau khoe sắc trên các cánh đồng hoa chạy dài dưới chân những ngọn núi hùng vĩ.

Vườn hoa tam giác mạch

Không chỉ có Hà Giang, tam giác mạch cũng được trồng nhiều tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn. Người dân trồng nó tại các thung lũng, xung quanh là núi đá. Mỗi độ tháng 10, 11 rất đông khách tới tham quan, chụp ảnh mặc dù phải vượt qua những đoạn đường dọc theo bờ nương, vườn ngô.

Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn

Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn là nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày có hệ thống các tài liệu hiện vật về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.

Đồng thời, bên trong bảo tàng còn mô phỏng nơi cư trú của người tiền sử, và trưng bày các di vật khảo cổ được khai quật tại Bắc Sơn.Bảo tàng được xây dựng mô phỏng ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày và không thu phí tham quan.

Khu du lịch Mẫu Sơn

Nằm cách trung tâm thị xã Lạng Sơn 30km về phía Đông Bắc, đỉnh Mẫu Sơn được bao bọc xung quanh bởi bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m) – nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt Trung.

Với đặc điểm không khí rất trong lành thoáng đãng, đỉnh núi quanh năm mây phủ rất phù hợp cho các chuyến đi nghỉ dưỡng. Khi mùa đông tới, có những năm nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm và có thể có tuyết rơi, băng đá.

Du lịch Mẫu Sơn, du khách thưởng thức các món đặc sản tuyết sơn, gà lôi sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, rượu Mẫu Sơn…

Du lịch Cao Lộc – đi lạng sơn

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan

Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc, tọa lạc trên Quốc lộ 1A, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía Bắc. 

Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của hai nước.

Đền Mẫu Đồng Đăng

Đền Mẫu Đồng Đăng là nơi thờ Phật và Mẫu Thượng ngàn nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Tương truyền, đền Mẫu chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh (một trong Tứ bất tử) và Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan), sau khi ông đi sứ từ Trung Quốc trở về. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về bánh mì lạng sơn và một số thông tin liên quan đến kinh nghiệm khi du lịch lạng sơn. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất cho chuyến đi của mình. 

Hotline: 0347 362 775
Tư Vấn Online
Gọi: 0347 362 775