Hiện cả nước có khoảng 1.417 di tích có thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Vua Hùng, riêng Phú Thọ có gần 330 di tích. Là địa phương nằm tiếp giáp với Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, huyện Phù Ninh hiện có 15 di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời đại Hùng Vương. Cứ vào đúng ngày 10 tháng Ba (âm lịch) khi Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng được tổ chức trên đền Thượng, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thì nhân dân của các xã, thị trấn trong huyện cũng đồng loạt tổ chức dâng hương.
Xã Hạ Giáp hiện có hai ngôi đình thờ các vị tướng thời đại Hùng Vương là đình Hương Cốc và đình Vĩnh Xá. Từ ngày 6/3 âm lịch đến ngày 10/3 âm lịch hàng năm, lễ hội đình Hương Cốc được tổ chức nhằm tưởng nhớ ba vị tướng quân: Cao Sơn, Quý Minh và Uy Linh Lang thời Hùng Duệ Vương. Đình Hương Cốc là một trong những di tích gắn liền với di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đình Hương Cốc hiện còn lưu giữ được hệ thống cổ vật với nhiều chất liệu phong phú, có giá trị lịch sử, nghệ thuật thời Nguyễn như: Kiệu bát cống, ngai thờ, lư hương, đẳng thờ, bảng chúc… Ông Nguyễn Văn Nhượng-Phó Ban quản lý di tích cho biết: “Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, có những thời kỳ do chiến tranh việc duy trì lễ hội bị ngắt quãng, nhưng hiện nay việc tổ chức các hoạt động tế lễ được chúng tôi thực hiện theo nghi thức truyền thống vào đúng sáng 10/3”.
Rời Hương Cốc, chúng tôi đến với đình Vĩnh Xá. Theo các cụ trong làng, nghi lễ thờ cúng các nhân vật gắn liền với thời kỳ Hùng Vương dựng nước ở đình làng Vĩnh Xá có cội nguồn từ xa xưa, nhưng có sức sống trong xã hội đương đại, tạo nên sự đồng thuận vững chắc để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống một cách bền vững và đem lại hiệu ứng tích cực trong quá trình khai thác những giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên phục vụ công cuộc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện tại và lâu dài. Đình Vĩnh Xá được phục hồi năm 2009 đến nay, sau nhiều lần tu bổ, tôn tạo, đến nay đình đã khang trang, vững chắc, đảm bảo giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân. Lễ hội đình làng Vĩnh Xá được tổ chức hàng năm 2 kỳ tiệc lệ là ngày sinh thần, từ mùng 3 đến mùng 6 tháng Giêng và ngày thần hóa, mùng 6 tháng 11 (âm lịch). Mặc dù không phải lễ hội chính của đình, nhưng đúng ngày Giỗ Tổ nhân dân trong xã cũng về đây thắp nén hương trầm tưởng nhớ nhị vị đại vương: Cao Sơn và Quý Minh là những người có công giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Thục, bảo vệ Nhà nước Văn Lang.
Thị trấn Phong Châu hiện có 3 di tích gắn với thời Hùng Vương là miếu Ông thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền Mẫu Âu Cơ, đình Xuân Hưng thờ 6 vị tướng thời Hùng Vương. Không tổ chức lễ hội, nhưng những ngày tháng Ba âm lịch, các cụ trong làng cũng ra đình Xuân Hưng để dọn dẹp chuẩn bị cho lễ dâng hương vào đúng ngày 10/3. Ông Nguyễn Văn Chiểu-thủ nhang đình Xuân Hưng chia sẻ: “Đúng ngày giỗ Tổ chúng tôi sửa soạn lễ vật tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng. Không phải ngày lễ hội chính của đình, nhưng nhân dân trong làng nhiều người cũng ra thắp hương. Đây là hoạt động được duy trì nhiều năm nay”.
Đền hùng thờ ai?
Vào ngày Giỗ tổ, người người nô nức hướng về Đền Hùng thắp hương để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai, chưa chắc đã có người biết.
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng. Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.
Đền hùng thờ ai?
Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta có 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn… sau này và có thể có 1 hoặc… vài chục vị vua. Do đó, tuy chỉ có 18 đời vua Hùng, nhưng lịch sử ghi nhận vào thời kỳ này nước ta có đến 108 vị vua.
Vậy đến ngày này thì ta giỗ ai – bạn đã bao giờ tự hỏi như vậy chưa?
Giỗ tổ Hùng Vương: nhưng cụ thể là giỗ ai?
Rõ ràng Giỗ tổ Hùng Vương chỉ có một ngày, vậy là giỗ vua nào? Đây là một câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc.
Đầu tiên phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.
Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị Tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.
Trên thực tế theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.
Ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm.
Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng lên đất nước – các vua Hùng nói chung.
Tại sao lại là 10/3?
Thế liệu ngày 10/3 có phải là ngày mất của tất cả các vị vua Hùng? Đương nhiên là không thể nào.
Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10/3, họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân – thu chứ không định rõ ngày nào.
Lễ cúng Tổ ở địa phương thì lại được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ.
Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc.
Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế.
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn – xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Đền hùng thờ ai và thờ bao nhiêu vị vua là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng – quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc tính Phú Thọ. Đền Hùng là nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam, tuy nhiên để trả lời câu hỏi: “Đền Hùng Phú Thọ thờ ai?” thì không phải ai cũng trả lời được.
Đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì, đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) Đền Hùng mới được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện nay.
Các đền thờ chính tại đền Hùng Phú Thọ
Quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh bao gồm bốn đền, một chùa và Lăng Tổ.
Đền Hạ
Tương truyền, Đền Hạ là nơi mẹ Âu Cơ trở dạ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, tạo nên giòng dõi con Rồng cháu Tiên, hai tiếng đồng bào thiêng liêng cũng bắt nguồn từ đây, đây là nơi thờ phụng 18 đời vua Hùng Vương.
Nằm bên phải đền Hạ là chùa Thiên Quang Thiền Tự, cạnh đó là cây thiên tuế khoảng 700 năm tuổi. Tương truyền khi mẫu Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, trên trời có làn mây sáng chiếu xuống. Về sau nhân dân dựng nên chùa tại đó gọi là Thiên Quang Thiền Tự (nơi có ánh sáng trên trời dọi xuống), ngoài ra chùa còn có tên khác là Sơn Cảnh Thừa Long Tự.
Đền Trung
Đền Trung hay còn gọi là “Hùng Vương Tổ Miếu” xưa kia là nơi dựng quán nghỉ ngơi, du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh của các vua Hùng, vừa là nơi vua cùng Lạc hầu, Lạc tướng ngồi bàn việc nước. Đây cũng là nơi Lang Liêu dâng lên bánh Chưng, bánh Dày và được truyền ngôi kế vị, trở thành vua Hùng thứ 7.
Đền Thượng
Có tên gọi khác là “Kính Thiên lĩnh điện”, là nơi các vua Hùng thường tiến hành các nghi thức cầu khấn trời đất, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc.
Cửa đền có bức hoành phi: Nam Việt Triệu Tổ (Tổ muôn đời của nước Việt Nam), trong đền có bức đại tự: Tử Tôn Bảo Chi (Con cháu phải giữ gìn lấy). Ngoài ra còn có rất nhiều câu đối ca ngợi công đức của các bậc Thánh Tổ.
Ban thờ trong đền có bài vị của 18 đời vua Hùng (Hùng đồ thập bát thế Thánh vương Thánh vị) và ba vị thần núi: Đột Ngột Cao Sơn (núi Nghĩa Lĩnh), Áp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), hai bên trước cửa đền là hai cột đá, tương truyền do An Dương Vương dựng lên, thề muôn đời gìn giữ giang sơn gấm vóc họ Hùng
Đền Giếng
Nằm dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, được làm chùm lên giếng Ngọc, tương truyền nơi đây xưa kia hai con gái vua Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa thường đến soi bóng, chải tóc.
Lăng Tổ
Có tên gọi khác là Hùng Vương Lăng, tương truyền là phần mộ của vua Hùng thứ sáu – Hùng Huy Vương.
Các đền và kiến trúc phụ trợ khác
Một số công trình đền và kiến trúc phụ trợ cho trung tâm khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Đền Mẫu Âu Cơ (Thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng)
Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004, được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn), cách trung tâm khu di tích lịch sử Đền Hùng khoảng 1km.
Đền Thờ Lạc Long Quân
Hiện nay đền thờ Lạc Long Quân nằm tại núi Sim của khu di tích lịch sử Đền Hùng, cách núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng) khoảng 1 km về phía Đông Nam.
Kiến trúc phụ trợ khác
Ngoài những kiến trúc kể trên, khu di tích Đền Hùng còn có cổng đền (xây dựng năm 1918), nhà công quán (xây dựng năm 1962), bảo tàng Hùng Vương (xây dựng xong năm 1993) và các công trình phụ trợ.
Bài viết trên đã tổng quan và giúp bạn đã trả lời được câu hỏi: đền hùng thờ ai và đền hùng thờ bao nhiêu vị vua, bằng những kiến thức được giới thiệu trên, hãy chia sẻ với bạn bè bốn phương để con dân nước Việt luôn hiểu và ghi nhớ về nguồn gốc, cội nguồn dân tộc Việt Nam.