Đến với khu du lịch Chùa Tam Chúc là một khu du lịch tâm linh hấp dẫn và lớn bậc tại Việt Nam. Chùa Tam Chúc cũng chính là ngôi chùa lớn nhất thế giới đang dần được hoàn thiện. Trong bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm đi du lịch tam chúc 1 ngày một cách đầy đủ nhất.
Chùa Tam Chúc ở Đâu?
Người dân Hà Nam luôn hiền hòa và cực kì mến khách, Mặc dù du lịch Hà Nam không phát triển mạnh như nhiều tỉnh thành khác tại Việt Nam nhưng mỗi năm vẫn có rất đông du khách đến với mảnh đất này. Trong thời gian gần đây Hà Nam là một tỉnh của Việt Nam luôn được mọi người biết đến là một mảnh đất yên bình, chân chất. , Hà Nam càng trở nên hấp dẫn nhờ vào khu du lịch tam chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới.
Chùa Tam Chúc nằm trong khu du lịch Tam Chúc và có vị trí rất đặc biệt. Có thể xem chùa Tam Chúc như là một cầu nối giữa chùa Hương với chùa Bái Đính, Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình.
Chùa nằm ở thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Chùa Tam Chúc sở hữu một vị trí vô cùng đắc địa . Phía sau chùa là núi Thất Tinh, phía trước là hồ Lục Nhạc . Trong hồ có 6 hòn đảo nhỏ theo tương truyền chính là 6 chiếc chuông mà ông trời đã ban cho nơi đây.
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT DU LỊCH CHÙA TAM CHÚC TRỌN GÓI
07h30-08h00: Xe và hướng dẫn viên đón Quý khách tại phố Cổ và Nhà hát lớn khởi hành đi Hà Nam.
09h30: Tới Tam Chúc, hướng dẫn viên đưa Quý khách vào thăm quan Du lich chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề; Sau đó quý khách thăm quan chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh sau khi vượt qua 200 bậc đá. Đứng trên chùa Ngọc bạn sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng một khung cảnh mênh mông vô cùng yên bình và tự tại. Quý khách tiếp tục chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Điện Tam Bảo thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni, Điện Quan Âm và Vườn Cột Kinh.
12h00: Quý khách tập trung tại điểm hẹn để lên xe đi ăn trưa tại nhà hàng.
Chiều: Xe tiếp tục đưa đoàn đến với Chùa Bà Đanh, một ngôi chùa đẹp cây cối xanh tốt um tùm ba mặt giáp sông Đáy. Chùa có tên chữ là Bảo Sơn Tự, chùa thờ phật và thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) và thờ nữ thần linh liêng trông coi việc điều mưa gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa nên gọi là chùa bà làng Đanh hay Chùa Bà Đanh.
16h00: Quý khách tập trung lên xe trở về Hà Nội.
18h30: Về đến Hà Nội. Kết thúc chương trình.
Giá tour bao gồm:
- Xe ô tô du lịch máy lạnh đưa đón theo chương trình
- 01 bữa ăn trưa menu tại nhà hàng (tham khảo thực đơn cuối chương trình)
- Vé thăm quan tại Chùa Bà Đanh
- Hướng dẫn viên phục vụ nhiệt tình, thành thạo, chu đáo xuyên suốt tuyến du lịch
- Nước uống phục vụ trên xe, 01 chai/người/ngày
- Bảo hiểm tai nạn du lịch trọn tour (có điều kiện kèm theo trong phần lưu ý)
- Mức đền bù tối đa 30 triệu đồng/người/vụ (áp dụng với khách lẻ ghép đoàn)
- Mức đền bù tối đa 100 triệu đồng/người/vụ (áp dụng với khách đi tour đoàn riêng)
Không bao gồm:
- Hóa đơn thuế GTGT
- Vé xe điện khứ hồi tại chùa Tam Chúc: 90.000đ/người
- Đồ uống trong các bữa ăn và các chi phí cá nhân khác không đề cập trong tour
- Tiền típ cho lái xe và hướng dẫn viên
- Thông lệ đối với khách Việt Nam từ 50.000đ/khách/01 ngày tour
- Típ quy định với khách nước ngoài: $5/khách/01 ngày tour
Cách di chuyển đến chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc chỉ cách thành phố Phủ Lý khoảng 10km chính vì vậy việc di chuyển đến đây cũng khá dễ dàng. Có nhiều cách mà bạn có thể lựa chọn để di chuyển đến du lịch chùa Tam Chúc.
Đi bằng xe khách, ô tô riêng hoặc taxi
Nếu đi bằng ô tô thì bạn cứ chạy thẳng theo hướng quốc lộ 1A. Khi đến thành phố Phủ Lý thì bạn rẽ vào hướng quốc lộ 2B. Đi tiếp quảng 12km nữa là sẽ đến thị trấn Ba Sao. Theo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc nếu bạn đi bằng xe khách thì nên xuống xe tại đây rồi sau đó bắt xe ôm. Chỉ mất khoảng 20k tiền xe ôm là bạn sẽ đến tận cổng chùa.
Xe Khách Đi chùa Tam Chúc
Xe bus
Nếu bạn muốn tiết kiệm hơn thì có thể đi bằng xe bus. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có tuyến xe bus nào đưa du khách đến thẳng chùa. Bạn chỉ có thể đi xe bus từ Hà Nội đến thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam rồi sau đó tiếp tục bắt xe ôm đi đến chùa.
Khu nhà hàng tại chùa Tam Chúc rất rộng rãi với sức chứa trên hàng nghìn khách. Du khách có thể chọn đặt bàn với suất ăn chay (tối thiểu 120.000/ khách) hoặc suất ăn thường (tối thiểu 130.000đ/ khách).
Bản Đồ Chùa Tam chúc.
Để tiện lợi hình dung cho quý phật tử chưa đi tham quan chùa tam chúc bao giờ thì Bản Đồ Chùa Tam chúc cho quý khách tham khảo trước là một điều rất cần.
Đi Chùa Tam Chúc Nên Mặc Gì?
Đi Chùa Tam Chúc với bộ quần áo phật tử ngày càng đa dạng với kiểu dáng nhẹ nhàng, họa tiết màu sắc tối giản rất hợp với mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Bạn có thể chọn cho mình các màu sắc như: Xám, trầm, hồng hay xanh nước biển nhạt,…
Bên cạnh đó các Phật tự có thể chọn cho mình các thiết kế thêu hoa đơn giản tạo điểm nhấn bắt mắt mà vẫn đảm bảo được sự thanh tịnh và tôn nghiêm tại nơi đây
Mẹo sắm lễ khi đi chùa Tam Chúc
Vào chùa, dâng cúng bằng những hình thức lễ nghi phẩm vật, mục đích là nhằm biểu lộ tấm lòng thành kính của chúng ta. Tuy đó là hình thức lễ nghi bề ngoài nhưng chúng ta cũng phải giữ gìn cho trang nghiêm tinh khiết!
Dưới đây là những tip nhỏ về việc sắm lễ chùa Tam Chúc nhé
Lễ chay: Gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (sắm lễ cúng ở chùa – PV). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang – PV)
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã – PV) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Lễ thần Thành Hoàng: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…
Tất cả các lễ trên đều có thể dâng cúng tại các Đền, Miếu, Phủ, Đình…không nhất thiết là các ban trong trong chùa. Tuy nhiên, phẩm vật dâng cúng dù nhiều hay ít, tốt hoặc xấu, ngon hay dở đều phải là thật, lễ bạc nhưng lòng thành và tâm thành thì Phật, các vị Tôn thần chứng. Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó sẽ không tốt khi dùng lễ giả để mong biểu thị tấm lòng chân thật.
Những khu vực chính của chùa Tam Chúc
Chùa Ngọc
Chùa Ngọc hay còn gọi là Đàn Tế Trời là một trong những hạng mục chính của du lịch chùa Tam Chúc. Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh ngọn núi Thất Tinh. Để lên được chùa thì du khách sẽ phải leo khoảng 200 bậc thang làm bằng đá thì mới đến nơi.
Trong chùa hiện đang đặt 3 bức tượng Phật được làm hoàn toàn từ đá granit, nhập khẩu từ Ấn Độ về cùng với một pho tượng Phật được làm bằng ngọc vô cùng quý hiếm.
Điện Tam Bảo
Ngay sau khi bước chân vào cổng du lịch chùa Tam Chúc thì điện Tam Bảo sẽ là công trình đầu tiên mà bạn nhìn thấy. Điện Tam Bảo có diện tích rất lớn lên đến 5100m2 và có thể chứa được cùng một lúc khoảng 5000 người. Bên trong điện có 3 bức tượng Phật được làm bằng đồng. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một cánh sen dát vàng.
Bên trong khu vực này có đặt một bức tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn. Đây cũng là bức tượng Phật lớn nhất tại Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Vườn KInh
Tại vườn Kinh người ta đặt 99 chiếc cột được làm bằng đá. Mỗi chiếc cột tại đây có trọng lượng lên tới 200 tấn và cao 13,5m. Trên mỗi cột đinh lại được khắc những bài kinh để du khách đến đây tham quan có thể vừa ngắm nhìn, vừa tụng kinh cầu nguyện.
Đình Tam Chúc
Với Kinh Nghiệm du Lịch Chùa Tam Chúc đây là khu vực thờ hoàng hậu nhà Đinh có tên Dương Thị Nguyệt. Theo tương truyền trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.
Một vài lưu ý cần nhớ khi đi du lịch tam chúc
Chùa Tam Chúc hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng vì vậy không thể tránh được ồn ào và khói bụi. Chính vì thế theo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc thì bạn nên mang theo khẩu trang cũng như mũ nón đầy đủ nhé. Nếu mang theo con nhỏ thì bạn cần tuyệt đối để mắt đến chúng và giữ an toàn nhé. Chùa thường mở cửa cho đến tận 9h tối để đón du khách vào tham quan.
Giá vé tham quan du lịch tam chúc
Gía vé tham quan chùa Tam Chúc Đến nơi khung cảnh khá là dang dở vì công trình chưa hoàn thiện nên số vật liệu và bụi đường còn nhiều.
Các bạn có thể gửi xe ở 1 bãi đất trống giá vé 15.000đ/1 xe máy. Lưu ý sau khi về sẽ phải trả vé nên đừng ai quên tay vứt đi nhé.
Khu vệ sinh và ăn uống ở ngay gần nơi mình để xe. Tại đây có bày bán vòng vèo và 1 số đồ tặng phẩm.
Đồ ăn có bánh mỳ xúc xích 25.000đ/1 cái; trứng 15.000đ/1 cái và có mì tôm. Nước có tủ bán nước đồng giá nước ngọt và lọc 15.000đ/lon
Khu vệ sinh do mới làm nên cũng rộng và khá sạch sẽ nhiều phòng nhiều bồn rửa tay tha hồ rửa.
Nếu các bạn muốn ra cây cầu huyền thoại thì phải đi bộ khá xa qua cầu là 1 cái đền nhỏ rồi lại phải quay ngược về gần nơi mình đề xe có chỗ mua vé xe điện (60.000đ khứ hồi ) không thì mua lượt đi rồi lượt về mua sau cũng đc để vào chùa chính.
Đặc sản Hà Nam – Các món ăn ngon khi đi du lịch tam chúc
Bạn đang phân vân không biết nên ăn gì khi đến Hà Nam? Dưới đây, là danh sách những món ăn ngon và nổi tiếng không thể bỏ qua khi đi du lịch tam chúc:
Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý: bánh cuốn chả là món ăn phổ biến đâu đâu bạn cũng có thể tìm thấy nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là bánh cuốn chả nướng Phủ Lý. Nhắc thấy đã thèm rồi, hương vị bánh cuốn chả ở đây độc đáo khác biệt. Bánh không nhân ăn kèm với rau sống, chả nướng chín thơm trên than hồng sẽ làm nức lòng gout ẩm thực tinh tế của bạn. Chả nướng được làm rất công phu từ nguyên liệu thịt heo tươi qua quá trình tẩm ướp gia vị phức tạp rồi mang nướng đều tay trên than hồng. Tiếp đó là nước chấm chua ngọt kèm theo đĩa bánh trắng ngần phía trên có rắc chút hành khô phi thơm. Đây được xem như món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nam, bạn có ghé qua Hà Nam nhớ dừng chân thưởng thức nhé.
Chuối ngự Đại Hoàng: ở làng Đại Hoàng có trồng được loại chuối ngự ngon ngọt lọt vào top những trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Loại chuối này mập đều, có màu vàng óng, sai quả, đầu có 3 chiếc râu rất đẹp mắt. Nếu trồng chuối ở những vùng khác cũng cho ra những trái hao hao giống chuối được trồng Đại Hoàng nhưng vị ngon thơm lại không được như chuối ngự Đại Hoàng chính gốc. Tên của loại chuối này xuất phát từ việc loại trái cây này từng được tiến cung dâng vua.
Chùa Tam Chúc không chỉ là niềm tự hào của những người dân Hà Nam mà còn là niềm tự hào của cả đất nước Việt Nam. Nếu như bạn muốn được du lịch tại một trong những khu du lịch tâm linh lớn nhất thế giới thì hãy đến với chùa Tam Chúc tại Hà Nam nhé.
Chùa Tam Chúc có tham quan ?
Từ cổng vào Khu du lịch ( điểm bán vé) đã có 1 khoảng sân rộng,cảnh quan hoành tráng vs nhà khách to được xây dựng theo kiến trúc cổ. Đứng đây tạo dáng đã có vô số tấm ảnh đẹp rồi, bên cạnh là điểm bán vé đi chùa luôn. Các bạn nhớ vòng qua chỗ bến thuyền chụp ảnh, phong cảnh non nước hữu tình lắm ạ. Xong các bạn di chuyển ra thuyền hoặc xe điện để lên đến điểm vào chùa.
Theo Kinh nghiệm du lịch tam chúc. Nếu đi thuyền mất khoảng 15 20 phút vì thuyền đi khá chậm ( mình chụp ảnh và ngắm cảnh thoải mái ). Đi xe điện thì nhanh chưa đến 10 phút là đến rồi, xe điện chạy nhanh 1 mạch đến trước sân lên chùa luôn.
Cấu trúc Chùa Tam Chúc gồm có: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Chùa Ngọc và Vườn Cột Kinh. Đã đến đây các bạn nên cố gắng tham quan hết nhé, 1 số công trình vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Mình ấn tượng nhất là những bức tường phù điêu đặc biệt được tạc bằng đá núi lửa, nhìn y như gỗ thật trong Điện Quan Âm vô cùng tỉ mỉ, kỳ công bởi bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề.
À nếu lựa chọn đi thuyền các bạn sẽ được vào Đình Tam Chúc, đk xây dựng ở giữa hồ để tham quan. ( ở đây có cây cầu dài chụp ảnh thì best đỉnh, các bạn nhớ để ý nha ).Theo mình nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn khi hoàn thiện, vì bây giờ cá nhân mình đã thấy rất nguy nga tráng lệ rồi.
Review Kinh Nghiệm du lịch tam chúc
Vừa đi chùa cầu bình an, sức khỏe vừa có ảnh đẹp mang về thì ngại gì ko lên đường nào .Có một số review Chùa Tam Chúc thấy khác khác nên em xin phép được viết vài cảm nhận riêng của em gửi dành cho anh chị nào muốn ghé thăm chùa ạ
Bãi để xe: từ cổng chào đi vào sẽ có bác chỉ đường vào bãi để xe có phát thẻ ,có bảo vệ và thu phí 5k 1 xe thôi ạ( em đi hôm nay tức m6 Tết là như vậy còn những ngày trước có vài anh chị bảo k có bãi để xe thì e ko biết đúng hay ko ah)
Giá thuê xe điện là 90k khứ hồi và Thuyền là 200k hiện tại đã có bảng giá ghi luôn tại điểm mua vé rồi ạ, nhưng em không thích khoản đi xe điện lắm vì quá đông khách nên mỗi lần có xe đến là các bác chạy nhảy lên xe như đi chạy loạn vậy ạ, chỉ xếp hàng lúc chờ các bác bảo vệ xé vé. À không có chuyện lúc đi mất tiền lúc về thì không mất đâu nhé các bác. Lúc mua vé trả tiền luôn 1 thể. Lúc đi bác bảo vệ xé vé một góc còn lúc về check mã rồi xé luôn ạ. Đây là em đi xe điện còn đi thuyền em nghĩ chắc cũng như vậy. Nếu xe điện quá tải thì sẽ dồn sang đi xe khách ah
Đồ ăn: em nghĩ nếu Ai có nhiều chỗ trống thì nên mua đồ ăn trước ạ. Từ bãi đỗ xe vào thì có gian hàng bán đồ lưu niệm và đồ ăn ( cơm cháy xúc xích mì tôm 30k xoài lắc30k v.v). Và hầu như chỗ nào cũng có nhà vệ sinh ạ .Tiếp tục xe điện chở chúng ta vào chùa gồm 3 khu như e đi còn một vài chỗ chưa hoàn thiện ạ. Ở 2 khu đầu tiên chỉ bán kem và nước uống cho đến khu thứ 3 mới bán cả đồ ăn chay( bánh mì giò chay, bánh tẻ, xôi cốm, khoai,v.v Hầu như giá là 20k) nhưng ăn nguội lắm ah vì đông khách và quán ko có đồ để hâm nóng. Em thấy có nhiều gia đình mang bánh chưng và hoa quả đến ăn nên không phải ngại gì cả đâu ah.
Thu phí: hầu như mình ko mất thêm khoản thu nào ngoài 5k coi xe vÀ tiền vé xe điện hoặc thuyền( nhà nào đi bộ thì ko thu nhưng đi bộ có mà thở ko ra hơi đấy ah). đến chùa mình có thể công Đức cho nhà chùa một số tiền tuỳ hoàn cảnh mỗi gia đình. Còn những thực phẩm bán trong chùa thì k thể free phải ko ah do nhu cầu mn mua thế nào
Phong cảnh nói chung là đẹp ah tuy nhiên có một số người vứt rác bừa bãi hầu như ở các bậc thang và chỗ ăn uống tập thể. Các bác có thể seophi mọi nơi ưng ý.
Thời điểm thích hợp để đi lễ chùa Tam Chúc
Đi chùa không đơn giản chỉ là để ước nguyện mà còn là khoảnh khắc con người hòa mình vào chốn tâm linh chính vì vậy mà bạn có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong năm để đến đây.
Theo kinh nghiệm du lịch tam chúc đầu năm thì đến Tam Chúc vào mùa nào, ngày nào cũng được nhưng khách du lịch thường chọn lựa vào những ngày đầu năm, bắt đầu từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Và bạn có thể đi du lịch Tam Chúc 1 ngày hay nhiều ngày tùy thích.
Từ tháng Giêng đến tháng 3 là mùa lễ hội. Việc bạn lựa chọn đi lễ chùa Tam Chúc vào dịp này sẽ rất đông vì đây là thời điểm mà mọi người đổ xô về chùa bái Phật, cầu mong tiền tài, danh vọng.
Tuy nhiên nếu bạn đi chỉ để “thưởng thức” trọn vẹn từ phong cảnh hữu tình, sự linh thiêng trầm mặc nơi cửa Phật và cả đồ ăn hơi đây thì bạn nên tránh dịp lễ hội đầu năm, mà có thể đi vào bất cứ dịp nào trong năm.
Việc bạn không có nhiều thời gian và chỉ đi lễ chùa Tam Chúc, lựa chọn những nơi linh thiêng nhất, đẹp nhất để khấn bái, cầu cúng thì bạn có thể đi trong một ngày. Tuy nhiên, nếu bạn còn muốn khám phá khung cảnh tuyệt đẹp của ngôi chùa lớn nhất thế giới này thì bạn sẽ cần tới 2-3 ngày bởi lẽ chùa Tam Chúc rất rộng. Cũng bởi vậy mà nhiều người quan tâm tới việc nghỉ lại qua đêm tại đây.
Hiện tại trong chùa tam chúc đã có khách sạn 3 sao gần khu vực này đều chưa có mà bạn cần phải di chuyển tới Thành phố Phủ Lý để nghỉ lại qua đêm. Đến với thành phố Phủ Lý cách đó không xa, bạn có thể dễ dàng lựa chọn bất kỳ nhà nghỉ hay khách sạn nào bởi giá cả ở đây vô cùng phải chăng cùng với đó là sự nhiệt tình chỉ dẫn của những con người nơi đây.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về chuyến du lịch tam chúc, chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời trên núi sông tuyệt đẹp này. Các bạn có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm bằng cách bình luận bên dưới nhé!